Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Ha Noi Nha tai dinh cu chi dap ung 50 nhu cau

"Danh sách đen" các dự án bất động sản Bài viết cho biết kể từ năm 2003, tang lễ, xây mồ mả đã trở thành một trong 10 ngành nghề dễ kiếm tiền nhất ở Trung Quốc và dẫn tới tình trạng "người chết giành đất của người sống" diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Hiện nay, chính quyền nhiều địa phương đang lúng túng trong việc lấy đất để xây dựng các nghĩa trang. Một số địa phương đã phải cắt xén bớt các khu đất xây dựng chung cư để xây dựng nghĩa trạng. Văn hóa tang lễ của Trung Quốc hiện đang bị biến dạng. "Danh sách đen" các dự án bất động sản

Theo VLand

Thiếu hơn 3000 căn hộ nhà tái định cư trong khi đó với các dự án hiện nay Hà Nội đang có khoảng gần 40.000 căn hộ thương mại chật vật tìm khách



Chỉ đáp ứng 50% nhu cầu

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, đến nay toàn TP đã hoàn thành 12.073 căn hộ TĐC. Trong số này, đã có 10.816 căn được đưa vào sử dụng, còn 1.257 căn đã hoàn thành nhưng chưa đưa vào sử dụng nhưng cũng đã được bố trí cho các dự án trọng điểm của thành phố.

Hiện nay, thành phố đang triển khai 52 dự án xây dựng nhà ở TĐC với khoảng 14.102 căn hộ. Trong năm 2012, dự kiến hoàn thành 2.005 căn hộ. Cùng với 606 số căn hộ được TP mua theo cơ chế đặt hàng. Nhưng với ước tính nhu cầu quỹ nhà TĐC của năm 2012 cho các dự án vào khoảng 6.500 căn thì các dự án xây dựng nhà TĐC dự kiến hoàn thành trong năm 2012 sẽ không thể đáp ứng đủ.

Chỉ đáp ứng 50% nhu cầu nhà ở TĐC cho các hộ dân bị thu hồi đất cho các dự án theo đó các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông sẽ tiếp tục bị chậm tiến độ do thiếu quỹ nhà TĐC để phục vụ công tác GPMB.

Nhà TĐC ở Hà Nội hiện nay chỉ đáp ứng 50% nhu cầu

Trên thực tế cũng có nhiều dự án theo kế hoạch phải bàn giao nhà cho thành phố từ những năm 2006-2007 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Các đơn vị chủ đầu tư viện lý do chậm thanh toán vốn để kéo dài thời gian hoàn thiện và bàn giao nhà. Điều này không chỉ làm "lõm" quỹ nhà TĐC của thành phố mà còn khiến cho tổng mức đầu tư của các dự án gia. càng làm "lõm" quỹ nhà TĐC của thành phố.

Đây cũng là vấn đề cần được rà soát làm rõ theo quy trình từ ngân sách hay mắc tại các Quận, huyện, chủ đầu tư…dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc triển khai các bước của dự án.

Bài toán tiến độ

Trước tình trạng cung ít, cầu nhiều của quỹ nhà ở TĐC, Sở Xây dựng kiến nghị, đối với quỹ đất 20% được giữ nguyên mục đích sử dụng để xây dựng nhà TĐC và nhà ở xã hội theo quy định. Trường hợp những quỹ nhà TĐC đã bố trí cho các dự án mà theo tiến độ thực hiện chậm hơn 12 tháng chưa sử dụng, Sở Xây dựng đề nghị TP cho phép điều chỉnh sang dự án khác có nhu cầu cần ngay quỹ nhà TĐC.

Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan rà soát tổng quỹ nhà, đất phục vụ nhu cầu của năm 2012 và cho 5 năm tới; rà soát các khu đất đã có quy hoạch để tổ chức xây dựng ngay. Đơn vị nào yếu về năng lực, chậm triển khai sau 12 tháng kể từ ngày được giao đất phải thu hồi, giao cho đơn vị khác thực hiện…

Thiếu hơn 3000 căn hộ nhà tái định cư trong khi đó với các dự án hiện nay Hà Nội đang có khoảng gần 40.000 căn hộ thương mại chật vật tìm khách dù chưa được đề cập đến nhưng đây cũng là gợi ý giải bài toán thiếu hụt trong chương trình nhà TĐC của thành phố.

Tác giả: Hồng Khanh

Nhiều sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội đang "rỉ tai" nhau về một bản "danh sách đen" các chủ đầu tư và dự án bất động sản cần tránh xa.

Đứng đầu danh sách này chính là là CTCP Bất động sản AZ (AZ Land). Số là, từ cuối năm 2009, thị trường bất động sản Hà Nội đã xôn xao thông tin dự án CT1, CT2 Vân Canh do công ty này làm nhà đầu tư thứ cấp đang ra hàng, với giá bán khoảng 14 - 15 triệu đồng/m2. Thế nhưng, hàng trăm khách hàng đã phải trả khoản tiền "chênh" tới gần 300 triệu đồng/căn hộ chờ mãi chẳng thấy bàn giao nhà. Kéo đến hỏi chủ đầu tư, khách hàng mới "té ngửa" ra rằng hợp đồng chuyển giao dự án giữa chủ đầu tư là Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (HUD) với AZ Land vẫn chưa xong. Quá chán nản, nhiều nhà đầu tư đã đăng tin rao bán lại các căn hộ tại dự án này với giá chỉ còn 12 triệu đồng/m2 và không tính chênh lệch một đồng nào.

Không chỉ ở dự án CT1 và CT2 Vân Canh, AZ Land cũng đang sa lầy tại các dự án khác như dự án Tòa nhà AZ Lâm Viên Complex (tại 107 Nguyễn Phong Sắc) cao 25 tầng, tiến độ hoàn thành trong quý IV/2012 nhưng đổ xong trần tầng 2 thì phải tạm dừng từ trước Tết Nhâm Thìn; dự án AZ SKY Tower tại Khu đô thị mới Định Công. Cả 2 dự án này đều đã được chào bán từ lâu nhưng chưa biết ngày nào mới hoàn thành.

Đứng thứ hai trong danh sách này là CTCP Bất động sản Megastar Land với dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, chung cư cao tầng HESCO trên đường Nguyễn Trãi. Dự án được chào bán từ năm 2009 nhưng theo thông tin từ chủ đầu tư thì đến tháng 4/2011 mới hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và thi công 4 cọc thí nghiệm cho 2 tòa nhà 45 tầng và 50 tầng. Tuy nhiên, theo khảo sát của Đầu tư Chứng khoán, thì đến đầu tháng 3/2012, dự án vẫn chỉ là bãi đất trống được quây tôn kín xung quanh.

Cũng được chào bán từ năm 2009, dự án tòa tháp Diamond Tower, nằm trong dự án Nam An Khánh do Sudico làm chủ đầu tư dù đã được bán qua tay nhiều chủ đầu tư với giá lúc đỉnh điểm hơn 20 triệu đồng/m2, nhưng đến nay vẫn là bãi đất trống và chưa rõ ông chủ đích thực của dự án này là ai.

Ở phân khúc đất nền, 2 dự án bị các sàn giao dịch bất động sản "dị ứng" nhất hiện nay là Thanh Hà Cienco 5 và Kim Chung – Di Trạch. Cả hai dự án này đều được nhà đầu tư thứ cấp chào bán và "thổi giá" lên gấp vài lần giá gốc nhưng cho đến nay tính pháp lý của dự án vẫn chưa rõ ràng nên các hợp đồng góp vốn bị coi là ít giá trị pháp lý. Mới đây, một nhà đầu tư đã "may mắn" bán được một nền biệt thự tại dự án Kim Chung – Di Trạch với giá 2,5 tỷ đồng, trong khi người này đã phải mua với giá 5,5 tỷ đồng hồi năm 2010.

Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán về những dự án và chủ đầu tư chậm tiến độ nêu trên, nhiều nhân viên tại các sàn giao dịch bất động sản khu vực Hà Nội cho biết, nguyên nhân cơ bản là khả năng tài chính của chủ đầu tư không đảm bảo, nếu không muốn nói là không có khả năng để tiếp tục triển khai dự án. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, do thị trường khó khăn và chủ đầu tư đã đầu tư quá dàn trải, khiến tiền thu được của khách hàng không được đổ vào dự án nên tiến độ các dự án kể trên gần như "bất động". Nguyên nhân thứ hai là tính pháp lý của dự án không đảm bảo. Bởi sau khi dự án được phê duyệt, chủ đầu tư đã chuyển nhượng từng phần của dự án cho nhà đầu tư thứ cấp ở nhiều cấp độ. Nhiều hợp đồng huy động vốn đã trải qua 5, 7 lần chuyển nhượng càng khiến cho tính pháp lý của hợp đồng ngày càng mờ nhạt, rủi ro của nhà đầu tư tiếp theo ngày càng tăng.

Chính vì vậy, các sàn giao dịch bất động sản đã không dám mạo hiểm đứng ra môi giới cho những loại hợp đồng này. "Phí ít mà trách nhiệm thì nhiều, trong khi các sản phẩm "sạch" lại đang được chào bán tràn lan, tha hồ lựa chọn thì chả dại gì chúng tôi lại đi chào mời các sản phẩm "có vấn đề" làm gì", nhiều nhân viên môi giới cho biết.


Trung Quoc: Nguoi chet gianh dat voi nguoi song

Bài báo dẫn số liệu điều tra của tỉnh Giang Tô cho biết một khu đất nhỏ trong nghĩa trang ở ngoại thành Nam Kinh, nhưng lại đắc địa có phong thủy tốt có giá từ 200.000- 300.000 nhân dân tệ (NDT) một mét vuông (lên tới 43.000 USD/m2). Chỉ riêng tiền mua khu đất đã tốn kém ngang với xây một biệt thự cho người sống. Nếu xây cất có mái bằng đá hoa cương, có khắc tượng, khắc chữ thì giá cả sẽ còn cao hơn nhiều, thậm chí gấp hai lần khu biệt thự. Nơi có phong thủy trung bình có giá 70.000- 80.000 NDT/m2 (khoảng 10.000-12.000 USD). Nơi bình thường cũng có giá 30.000-40.000 NDT/m2 (khoảng 5.000 USD -6.000 USD).

Những chiếc lọ đựng tro hài cốt sau khi hỏa táng trước đây chỉ có mấy chục đồng, nay giá trung bình từ 1.000-2.000 NDT.

Bài báo cho rằng sở dĩ những năm gần đây, xây cất mồ mả tốn kém như vậy là do văn hóa tang lễ của Trung Quốc đã bị biến dạng. Nhiều người cho rằng càng xây dựng mồ mả đẹp cho người đã khuất thì càng có nhiều lộc, càng phát tài, con cái học hành càng thành đạt. Một số "phú ông, phú bà" mới phất lên cho rằng trước đây chưa chú ý tới mồ mả, có lỗi với người âm, nay cần phải "tri ân". Vì vậy, họ sẵn sàng chi không tiếc tiền vì sẽ được phù hộ và thu được lộc lớn hơn nhiều. Một số phú ông còn cho đây là một tiêu chí thể hiện mình giàu sang hơn người, vì vậy họ đua nhau bành trướng mồ mả gia tộc.

Theo bài báo, văn hóa tang lễ nghìn năm qua đã bị biến dạng và cần phải chỉnh đốn để vừa đảm bảo sự trang trọng tâm linh vừa tiết kiệm tiền của vừa tiết kiệm đất đai, không để người chết giành giật đất đai với người đang sống. Trung Quốc cần học tập văn hóa tang lễ của các nước tiên tiến phương Tây. Họ xây dựng mồ mả đơn giản, nhưng rất trang trọng và không chiếm nhiều chiếm diện tích.

Kiều Tỉnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét