Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Chon san pham duoi bat con trung

GiadinhNet - Mùa mưa là thời điểm muỗi và các loại côn trùng phát triển mạnh. Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm bảo vệ con người khỏi sự tấn công của côn trùng với giá từ vài trăm ngàn đến hơn 1 triệu đồng. GiadinhNet - Thị trường bất động sản cho thuê xuất hiện những biến động trái chiều: (TBKTSG Online) - Thị trường mới mở cửa Myanmar không những thu hút nhiều doanh nhân Việt Nam sang tìm hiểu cơ hội làm ăn mà khách du lịch cũng đang hướng đến điểm đến mới này. Hiện đang có tình trạng khá lạ, dù trong mùa làm ăn khó khăn của doanh nghiệp du lịch, nhưng lại không lo không có khách mà chỉ lo thiếu vé máy bay đến Myanmar.

1. Cửa lưới chống muỗi tự cuốn


Khảo sát của PV Báo GĐ&XH, sản phẩm mới hạn chế côn trùng của mùa hè 2012 là cửa lưới chống muỗi có thể cuốn gọn mà vẫn đảm bảo ngăn ruồi, muỗi, gián, chuột hoặc các vật lạ xâm nhập vào trong.

Hiện trên thị trường có nhiều loại lưới với giá cả từ vài trăm ngàn đến hơn 1 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, để việc cuốn lên - thả thường xuyên được tiện lợi và bền, người tiêu dùng nên chọn loại lưới sợi thuỷ tinh phủ nhựa PVC dệt bằng sợi thuỷ tinh chéo nhau (nhập khẩu từ Italia), đường kính khoảng 0,3mm, tráng nhựa Vinyl (hay nhựa PVC) cùng một số chất phụ gia chống cháy và sự bào mòn của thời tiết. Các chất phụ gia giúp tăng khả năng chống tia cực tím (khoảng 70%), bảo vệ đồ nội thất trong nhà. Cửa lưới sợi thuỷ tinh phải lắp đặt ở cửa trên cao để tránh bị chó, mèo làm xước, rách mắt lưới. Mỗi tháng nên vệ sinh một lần.

Chọn sản phẩm đuổi bắt côn trùng
Cửa lưới chống muỗi bảo vệ bạn an toàn hơn. Ảnh:  H.D

2.Màn chống côn trùng


Các bếp ăn tập thể, nhà máy, công xưởng chế biến thực phẩm… nên dùng màn nhựa chống côn trùng. Có 2 loại màn nhựa là loại trơn mịn và loại có gân đều làm từ nhựa PVC của hãng MAVIFLEX (Pháp) vừa chống côn trùng, vừa đẹp thoáng, lại không có chất DOP gây hại cho sức khoẻ con người. Màn nhựa mềm dẻo, bền, hay dùng làm rèm cửa cho kho lạnh, cửa ra vào xưởng, vách ngăn, phòng sạch... lại ngăn cách hiệu quả côn trùng, bụi bẩn, tiếng ồn, mùi hôi xâm nhập vào bên trong.

3. Đèn diệt côn trùng


Khi côn trùng đã bay vào phòng rồi cần dùng đèn diệt côn trùng, thường treo cao 1,8m, phát ra ánh sáng hút côn trùng bay vào và đốt cháy chúng bằng lưới tích điện (có lưới bảo vệ ngoài để tránh tay trẻ em sờ phải). Có 2 loại đèn diệt côn trùng: Loại công suất nhỏ (phòng 16 - 50 m2) và loại công suất lớn (phạm vi 150m2), sử dụng đèn huỳnh quang phát ra tia cực tím sóng A để thu hút côn trùng đến và phóng điện tiêu diệt. Đèn dùng nguồn điện 220V, tuổi thọ 8.000 - 10.000giờ.


4. Quạt chắn gió chống côn trùng


Ở những nơi cần mở cửa thường xuyên cho khách ra vào như nhà hàng, siêu thị, chợ… có quạt chắn côn trùng gắn trên cửa ra vào (có loại 0,6m, 0,9m, 1,2m, 1,5m), có điều khiển hoặc không. Quạt gió này đẩy luồng gió từ trên xuống tạo thành một màn gió và có 2 công dụng là: Cản côn trùng từ bên ngoài bay vào (ngăn côn trùng) và ngăn sự trao đổi nhiệt hai chiều (cản nhiệt).

5. Máy bắt muỗi trong nhà


Đã có từ vài năm nay, có cả máy dùng ngoài trời và máy dùng trong nhà. Mới nhất là máy Patriot của hãng Mosquito Magnet, dùng nhiên liệu là propane để sản sinh ra carbon dioxide (CO2) gần giống hơi thở của con người, kết hợp với chất octenol hay lurex để thu hút côn trùng, có thể bắt nhiều loại muỗi từ muỗi vằn, muỗi anophen, ruồi đen, ruồi vàng… Nguyên lý máy dùng ánh sáng cực tím hút côn trùng lao vào bên trong rồi không thể thoát ra.

6. Móc chìa khoá đuổi muỗi Sonic


Máy nhỏ như móc chìa khoá nhưng rất hữu dụng, âm thanh nhẹ, có đèn LED tích hợp ở đầu, phát ra âm tần đuổi muỗi. Thiết bị có 2 chế độ hoạt động là yên lặng và âm thanh nhẹ. Máy có thể bỏ túi, đeo người khi ngồi câu cá, dạo bộ, thư giãn trong vườn hoa, công viên… sẽ không bị côn trùng hút máu quấy rầy.

7. Máy hút côn trùng


Đây là sản phẩm của hãng Electronic Bug Vacuum hút chân không chạy pin sạc, gọn, có cán dài để với tới trần nhà – nơi côn trùng hay bám bẩn, đặc biệt là ban đêm khi đèn điện bật sáng mà không thể đập, hay dùng chổi lông phẩy đi.


Các loại máy, đèn chống muỗi hầu hết của Việt Nam và Trung Quốc, giá từ 210.000 – 500.000đ đều quảng cáo là sẽ diệt sạch muỗi, không có mùi khó chịu, có thể diệt vi khuẩn, khử mùi hôi, không gây tiếng nổ hay ồn khi diệt muỗi và côn trùng.

Các loại máy móc, đèn diệt muỗi, côn trùng, chuột… chưa được hội đồng khoa học công nghệ nào công nhận, mới là những thí điểm. Nhưng do hiện nay nhà sản xuất có quyền công bố chất lượng và tự chịu trách nhiệm với sản phẩm nên họ tung ra bán. Hiện cũng chưa có một cơ quan nào kiểm định tác dụng của các loại máy này.
(Theo GS. TS Trần Hồng Côn, ĐH Quốc gia Hà Nội)

Trà Giang

Nhiều toà nhà thương mại vắng khách phải chuyển đổi công năng, trong khi các khu chung cư dùng để ở lại xuất hiện nhiều… văn phòng, công ty! Các chuyên gia cho rằng, với cơ chế nửa vời thì thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay, vi phạm công năng nhà đất sẽ ngày càng tăng.

Chỗ để ở đắt hàng, nhà văn phòng èo uột

Chỗ để xe quá tải vì chung cư có văn phòng. Ảnh: TG

Chung cư thành trụ sở


Ở Hà Nội, theo khảo sát tại khu đô thị Mỹ Đình I, khu đô thị Mỹ Đình II, các Khu đô thị Nam Trung Yên, Nguyễn Chí Thanh, Làng Quốc tế Thăng Long… đang tồn tại hàng trăm văn phòng cho thuê, thậm chí nhiều tầng nhà chung cư được sử dụng làm nơi bán hàng, kinh doanh, có nơi lấn chiếm diện tích sử dụng chung.


Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Hy, Trưởng ban công tác mặt trận Làng Quốc tế Thăng Long (Cầu Giấy) cho biết: "Hai năm trở lại đây, việc sử dụng nhà chung cư sai mục đích trong Làng tăng cao hơn vì giá thuê nhà ở để làm văn phòng bao giờ cũng rẻ hơn là thuê nhà thương mại. Chúng tôi sẽ "mạnh tay" đối với việc sử dụng nhà sai mục đích. Các ban quản trị trong Làng đã đi đến thống nhất sẽ yêu cầu các chủ sở hữu không tiếp tục cho các văn phòng gây ồn ào, có nhiều người ra vào thuê, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Chúng tôi sẽ tiến hành rà soát lên phương án xử lý. Nếu chủ căn hộ cố tình không thực hiện yêu cầu của Ban quản trị, bảo vệ sẽ không cho người thuê hoặc khách làm việc lên căn hộ".

Còn chị Lê Thị Hoa, một cư dân tại nhà B3, Làng quốc tế Thăng Long bức xúc: "Nhiều công ty, văn phòng trong toà nhà khiến trật tự trị an bị ảnh hưởng: tầng hầm để xe quá tải, vệ sinh công cộng không đảm bảo, giờ nghỉ trưa của người dân thì các công ty, văn phòng lại ồn ào vì đó là giờ tan tầm, nói chuyện lớn khi rủ nhau đi ăn trưa…"

Văn phòng hoá nhà mi-ni


Trong khi đó, Hà Nội lại có không ít toà nhà thương mại bỏ trống vì không có khách. Để tìm lối thoát cho việc thu hồi vốn, không ít chủ đầu tư đã phải xoay đủ chiều, thậm chí chuyển mục đích sử dụng. Ông Nguyễn Hoàng Khang (phố Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội) vay mượn xây văn phòng cho thuê cao 7 tầng trên diện tích đất là 322 m2. Nhưng toà nhà sang trọng, khánh thành sau 3 tháng nhưng mới cho thuê được 5/32 phòng. Ông Khang cười buồn: "Tôi đã cho thuê với mức giá khá mềm so với giá thuê mặt bằng làm văn phòng từ 5-8 triệu đồng/tháng/phòng 40 - 60m nhưng khách chỉ đến xem rồi lại đi. Họ chê rằng giá cao, rằng không có tầng hầm để xe, không có bộ phận quản lý chuyên nghiệp... Trong khi hàng tháng tôi vẫn phải trả lãi ngân hàng vì trước đó vay để thuê thiết kế, đầu tư xây dựng. Gần như hết lối thoát cho toà nhà tôi đành phải cho thợ đến sửa chữa, ngăn đôi toà nhà, tách làm 2 cổng. Một nửa  làm nhà nghỉ, nửa còn lại làm chung cư mini để bán hoặc cho thuê".


Ông Nguyễn Công Tuấn, Giám đốc Trung tâm kinh doanh bất động sản Tuấn Minh, Hà Đông, Hà Nội cho biết: "Tôi định "nhảy dù" nhưng bị "đứt dù" sau khi quyết tâm xây dựng một toà nhà thương mại gần khu đô thị An Khánh. Nguồn cung văn phòng cho thuê, căn hộ dịch vụ đều dồi dào, người thuê có quyền chọn những toà nhà có vị trí tốt, dịch vụ quản lý chuyên nghiệp và giá tốt. Biết mình thua, tôi chạy vạy để chuyển đổi mục đích sử dụng sang chung cư mini nhưng không dễ. Trong khi đó, tôi biết rất nhiều các nhà xây dựng vì mục đích thương mại nhỏ lẻ có thể thay đổi công năng một cách tự do. Nhưng với những toà nhà lớn phải xin phép và mất nhiều thời gian".

Cấm nửa vời, phạt nhẹ hều


Năm 2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 08/2008/QĐ-XD Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư. Tại điều 23 quy định rõ: "Những hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng nhà chung cư là phân chia, chuyển đổi phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung trái quy định; Gây tiếng ồn quá mức quy định; làm ảnh hưởng đến trật tự, trị an nhà chung cư".


Tháng 12/2010, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng không thực hiện cấp mới giấy phép đăng ký kinh doanh cho các công ty đặt trụ sở tại căn hộ nhà chung cư.


Trước đó, tháng 11/2009, Bộ Xây dựng đã đưa ra quyết định cấm cho thuê văn phòng tại các khu chung cư với lý do các chủ sở hữu căn hộ tự ý chuyển mục đích sử dụng từ nhà ở sang làm văn phòng…


Tuy nhiên, các quy định đưa ra mới chỉ cấm nhà chung cư làm kinh doanh và mức phạt chưa đủ sức răn đe: Điều 38, Nghị định 126 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà, quy định việc xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư như sau: "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi: sử dụng hoặc cho người khác sử dụng trái với mục đích quy định; làm ảnh hưởng đến trật tự, trị an; gây ô nhiễm nhà chung cư". Ngoài hình thức phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị "Buộc thực hiện đúng các quy định về sử dụng nhà chung cư". Và mức phạt hiện hành cao nhất là theo Nghị định 23, "tổ chức, cá nhân sử dụng nhà ở trái mục đích bị phạt tiền 20-30 triệu đồng".


Thiết nghĩ, Bộ Xây dựng cần xây dựng chế tài đủ "nặng" và lộ trình rõ ràng. Vấn đề này còn liên quan đến hàng loạt các văn bản pháp quy khác như Luật Doanh nghiệp, do vậy ngoài việc xác định rõ lực lượng thực thi, cần có sự phối hợp với các cơ quan liên quan như thuế, đăng ký kinh doanh… Nếu không có các biện pháp đồng bộ, việc xử lý chung cư sử dụng trái mục đích rất dễ rơi vào tình trạng cấm cứ cấm, vi phạm vẫn gia tăng.

Mai Hạnh

Đào Loan

Ký kết hợp tác giữa doanh nghiệp Myanmar và Việt Nam - Ảnh: TL

>>> Doanh nghiệp du lịch nhắm đến thị trường Myanmar

>>>Doanh nghiệp gặp khó vì chưa hiểu thị trường Myanmar

>>> Doanh nghiệp quan tâm thị trường Myanmar

>>> Đầu tư vào Myanmar: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam

Số lượng công ty du lịch tại TPHCM bán tour đi Myanmar chưa nhiều, nhưng những công ty này đều cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online biết tình hình như trên, với điểm đến Myanmar thì chỉ cần có vé máy bay là có thể bán tour.

"Khách lẻ đăng ký tour đi Myanmar trong hè này khá nhiều nhưng hiện tại muốn mua vé thêm cho tháng sau (tháng 6-2012) cũng không được", ông Từ Quý Thành, Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang Travelink nói.

Ông Đặng Trung Nghĩa, Phó tổng giám đốc Fiditourist, cho biết hàng tháng công ty đều có đoàn khách du lịch hoặc khách thương mại đi Myanmar, hiện nhân viên đang chạy để lo vé cho tháng 6-2012 vì khách nhiều mà không thể tìm được vé máy bay.

Fiditourist là công ty lữ hành duy nhất ký kết hợp tác với doanh nghiệp lữ hành Myanmar trong chuyến làm việc của UBND TPHCM với Myanmar vào tháng 3-2012.

Hiện chỉ có Vietnam Airlines có đường bay nối 2 nước, qua 2 cửa ngõ là TPHCM và Hà Nội. Nếu muốn, du khách cũng có thể chọn quá cảnh tại Bangkok của Thái Lan nhưng sẽ mất thời gian hơn. Các công ty du lịch đang bán tour 5 ngày đi Myanmar với giá từ 12-13 triệu đồng.

Một số công ty du lịch cho rằng, thị trường mới mở cửa này đang thu hút số lượng lớn doanh nhân Việt Nam sang tìm hiểu môi trường đầu tư, thương mại nên hàng không dành ưu tiên hơn cho khách lẻ vì có thể bán giá cao hơn. Khách đoàn của các công ty du lịch phải chờ.

"Phía Myanmar có nói rằng có thể Myanmar Airlines sẽ bay đến Việt Nam. Nếu có thì việc khai thác thị trường sẽ dễ dàng hơn hoặc nếu Vietnam Airlines tăng chuyến thì du lịch sẽ bán được nhiều tour hơn", ông Nghĩa nói.


Xe hop dac biet o trien lam xe co

Là sự kiện tôn vinh những mẫu xe mang tính lịch sử, Concorso d"Eleganza Villa d"Este quy tụ cả những sản phẩm đương đại với những công nghệ mới nhất. (Zing) - Sau khi được giới thiệu lần đầu tại Nhật Bản hồi tháng 4 vừa qua, Việt Nam sẽ trở thành thị trường thứ hai tại Đông Nam Á và thứ ba tại châu Á được đón nhận mẫu xe thể thao Toyota 86. (Dân trí) - Một viên kim cương hồng quý hiếm được dự báo sẽ đem về số tiền lên tới 12 triệu USD, tương đương khoảng 250 tỷ đồng, khi được đấu giá tại Hồng Kông trong ngày hôm nay (29/5).

Concorso d'Eleganza Villa d'Este là một cuộc tranh tài giữa những mẫu xe cổ và xe độc. Từ năm 1929, sự kiện này diễn ra vào dịp cuối tuần đầu tiên của tháng 4 tại khu vực hồ Como (Italy) và từ năm 2011 lại được tổ chức vào nửa cuối tháng 5.

Khi tới đây, khách thăm quan có thể chiêm ngưỡng khoảng 50 mẫu xe được sản xuất từ những năm 1920 đến 1970. Các hãng xe trên thế giới cũng tận dụng cơ hội này để ra mắt những sản phẩm mới nhất, từ phiên bản concept tới các thiết kế chuẩn bị được đưa vào sản xuất.

Hãng thiết kế Italy Stile Bertone từng gây ngạc nhiên tại triển lãm Geneva 2011 với chiếc concept có tên B99. Xe có kiểu cửa mở ngược và sử dụng camera thay vì gương chiếu hậu. B99 không bao giờ được sản xuất bởi nó chỉ nhằm phô diễn khả năng thiết kế lẫn tài chính của hãng.

BMW i8 concept sử dụng cả động đốt trong và động cơ điện. Hệ truyền động điện tương tự i3 nhưng sử dụng hộp số 2 tốc độ truyền tới cầu trước. Động cơ xăng 3 xi-lanh, dung tích 1,5 lít với tubin tăng áp truyền công suất 220 mã lực và mô-men xoắn 300 Nm tới cầu sau sau thông qua hộp số ly hợp kép.

Cả hai hệ thống có tổng công suất đạt 349 mã lực, mô-men xoắn 550 Nm. Xe tăng tốc từ 0 đến 100 km/h sau 4,6 giây. Tốc độ tối đa 250 km/h.

Rimac Concept One được sản xuất với tổng số 88 chiếc và giá bán khoảng 944.000 USD mỗi xe. Chiếc concept chạy điện là siêu xe đầu tiên của Croatia với sự hợp tác giữa hãng lốp Vredestein (Hà Lan) và hãng xe Rimac Automobili. Xe có công suất 1.088 mã lực và mô-men xoắn cực đại 1.600 Nm. Siêu xe có thể tăng tốc từ vị trí đứng im lên 100 km/h chỉ sau 2,8 giây trước khi đạt tốc độ tối đa 305 km/h. Gói pin 92 kWh giúp Concept One thực hiện hành trình 600 km trước khi phải xạc tiếp.

Ford Evos là chiếc concept plug-in hybrid phong cách coupe từng trình làng tại triển lãm Frankfurt 2011 và cho biết trước về hơi hướng thiết kế của Ford Fusion thế hệ mới sẽ được bán ra vào cuối năm 2012. Sức mạnh xuất phát từ động cơ 2.0 Atkinson chạy xăng cùng động cơ điện và gói pin Li-ion.

Pininfarina Cambiano concept có phong cách riêng với một cửa lớn bên lái và 2 cửa mở ngược kiểu Rolls-Royce Phantom bên phụ. Sức mạnh đến từ 4 động cơ điện công suất 80 mã lực. Động cơ dầu hoạt động giống như máy phát điện để sạc pin. Theo hãng thiết kế Italy Pininfarina, Cambiano tăng tốc từ 0 lên 100 km/h sau 4,2 giây và đạt tốc độ tối đa 275 km/h.

Nội thất Cambiano concept được thiết kế tối giản nhằm tạo không gian tối đa cho lái xe và hành khách.

Hàng ghế sau của Cambiano concept.
>>Xem tiếp

Mỹ Anh
Ảnh: Autogespot



Trong lịch sử 75 năm của mình, Toyota đã cho ra đời nhiều mẫu xe thể thao trứ danh như Sports 800, 2000GT , Corolla AE86, Supra, Celica … Tuy nhiên, vì nhiều lý do, hãng đã "bỏ quên" mảng xe thể thao của mình kể từ năm 2007, sau khi chiếc MR2 cuối cùng rời dây chuyền sản xuất. Giờ đây, với sự xuất hiện của Toyota 86, hãng xe Nhật Bản kỳ vọng nó sẽ đem lại những trải nghiệm lái thú vị nhất cho người sử dụng xe mà không làm mất đi chân giá trị của một chiếc xe Toyota.

Toyota 86 là sản phẩm hợp tác giữa Toyota và Subaru. Xe được trang bị hệ dẫn động cầu sau, thừa hưởng khả năng vận hành mạnh mẽ và tính năng lái thể thao của Subaru, cùng tính thực dụng và kinh tế vốn có của Toyota. Cái tên FT-86 cũng xuất phát từ mối quan hệ hợp tác này, với chữ F là viết tắt của Fuji Heavy Industries - công ty mẹ của Subaru, chữ T là viết tắt của Toyota, còn con số 86 bắt nguồn từ nền tảng ý tưởng Corolla AE86 - mẫu xe đã chinh phục trái tim của những con người đam mê cầm lái đích thực, nhờ sở hữu động lực mạnh mẽ kết hợp với khả năng điều khiển đầy cảm xúc, trong khi vẫn đảm bảo tính thực dụng cao cho việc sử dụng hàng ngày. Chữ FT cũng có thể hiểu là Future (tương lai), ngụ ý đây có thể là dòng xe tương lai Toyota hướng tới.

Những đặc tính nổi bật nhất của Toyota 86, theo hãng xe Nhật Bản, là tính năng lái thú vị, giàu cảm xúc và thiết kế, diện mạo ấn tượng. Tính năng lái thú vị được tạo nên nhờ động cơ boxer 4 xi-lanh (4 xi-lanh xếp nằm ngang đối đỉnh) 2,0 lít nạp khí tự nhiên phun xăng trực tiếp mạnh mẽ, cho công suất tối đa lên đến 200 mã lực; trọng tâm xe siêu thấp và tỉ lệ phân bổ trọng lượng lý tưởng; cách bố trí động cơ đặt trước - dẫn động cầu sau (FR) sống động; kiểu dáng khí động học và thân xe trọng lượng nhẹ; hệ thống treo MacPherson phía trước và tay đòn kép phía sau; hệ thống lái được chau chuốt kỹ lưỡng; cabin thực dụng, tập trung vào người lái, gắn kết người lái với xe, hỗ trợ tối đa cho việc điều khiển. Toyota 86 sở hữu diện mạo ấn tượng, đậm chất thể thao với phần đầu xe thấp, các đường gờ nổi liền mạch, thống nhất khỏe khoắn và mang tính khí động học cao.

Toyota Việt Nam cho biết, định hướng trong thời gian tới của hãng là xây dựng một hình ảnh trẻ trung, năng động, cá tính và hấp dẫn hơn, kết nối nhiều hơn với khách hàng trẻ tuổi bằng cách sản xuất những mẫu xe mang lại trải nghiệm thú vị khi cầm lái. Toyota 86 sẽ là sản phẩm đầu tiên minh chứng cho định hướng đó. Xe sẽ ra mắt chính thức tại thị trường Việt Nam vào những ngày đầu tháng 6 tới.

Việt Lê

Theo Infonet.vn


Chiêm ngưỡng viên kim cương hồng quý hiếm giá 250 tỷ đồng

Theo hãng tin BBC, đây là viên kim cương mang tên Martian Pink, có trọng lượng 12 carat. Những viên kim cương hồng có trọng lượng ở mức này là cực kỳ hiếm.
Chiêm ngưỡng viên kim cương hồng quý hiếm giá 250 tỷ đồng

Viên kim cương Martian Pink được đặt tên bởi nhà chế tác nữ trang lừng danh của nước Mỹ Ronald Winston vào năm 1976 nhằm đánh dấu sự kiện nước Mỹ lần đầu đưa vệ tinh lên sao Hoả. Nhà đấu giá Christie's, đơn vị tổ chức đấu giá Martian Pink, cho rằng, viên kim cương này sẽ đạt mức giá trong khoảng 8-12 triệu USD.
Chiêm ngưỡng viên kim cương hồng quý hiếm giá 250 tỷ đồng

Cũng theo Christie's, Martian Pink sẽ là viên kim cương hồng lớn nhất từng được đem bán đấu giá từ trước đến nay.
Chiêm ngưỡng viên kim cương hồng quý hiếm giá 250 tỷ đồng

Kim cương có màu luôn được xếp vào hàng "của hiếm" trên thế giới. Trong đó, những màu kim cương phổ biến nhất là đen, xanh, nâu, vàng và hồng. Trong ảnh là viên kim cương hồng Martian Pink thể hiện vẻ đẹp nổi bật khi đặt cạnh một viên kim cương trắng.
Chiêm ngưỡng viên kim cương hồng quý hiếm giá 250 tỷ đồng

Hai màu kim cương xanh và hồng được xem là những màu hiếm nhất.

Một trong những viên kim cương hồng nổi tiếng nhất thế giới là viên Williamson Pink thuộc về nữ hoàng Elizabeth đệ nhị của Anh. Nữ hoàng được tặng viên kim cương có trọng lượng 23,6 carat này trong lễ cưới của bà vào năm 1947.
Chiêm ngưỡng viên kim cương hồng quý hiếm giá 250 tỷ đồng

Hiện viên Williamson Pink đang nằm trên một bông hoa cài áo 5 cánh của nữ hoàng. Chiếc cài áo này đã xuất hiện trên cổ áo của nữ hoàng khi bà tiếp Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân Michelle tại điện Buckingham vào tháng 4/2009 (ảnh).
Chiêm ngưỡng viên kim cương hồng quý hiếm giá 250 tỷ đồng

Còn viên kim cương hồng lớn nhất thế giới hiện nay là viên Darya-ye Noor, có nghĩa là "đại dương ánh sáng", có trọng lượng 182 carat (ảnh). Đây là viên kim cương nằm trong bộ trang sức hoàng gia của Iran và đang được cất giữ tại Ngân hàng Trung ương nước này ở Tehran.

Phương Anh
Theo BBC, ITV

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Chan dai boc lua tai hoi cho oto, xe may Singapore

- Super Import Night 2012 không chỉ thu hút người xem bởi những chiếc xe độ độc đáo, mà còn bằng dàn chân dài nóng bỏng. (VOH) - Chính phủ vừa qua đã có chỉ đạo về giải pháp lãi suất ngân hàng và gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đã có tác động tích cực, tuy nhiên vẫn cần phải có chiến lược dài hơi với nhiều định hướng đầu tư phát triển thì doanh nghiệp mới có thể trụ được và phát triển bền vững. Tôi là chiếc lốp xe, người bạn thân thiết của các bác tài. Mặc dù tôi là phần quan trọng nhất trên chiếc xe, là vật duy nhất tiếp xúc với mặt đường giúp cho chuyến đi đến nơi an toàn nhưng hầu như các bác tài mua tôi về, lắp vào và sau đó quên tôi mất.
Diễn ra từ ngày 25-27/05/2012, Super Import Nights là hội chợ trình diễn ôtô, xe máy trước thềm triển lãm Singapore. Có quy mô nhỏ hơn, hội chợ Motor Super Import Nights quy tụ hầu hết các xe tư nhân, nhập khẩu và những chiếc xế độ độc đáo.
Thông qua chương trình, ban tổ chức mong muốn xây dựng một nền công nghiệp độ xe ôtô với sự ủng hộ từ những nhà phân phối bán lẻ tại Singapore. Chương trình năm 2012 thu hút khá đông người quan tâm, không chỉ bởi những chiếc xe đẹp mà còn bằng dàn chân dài thật gợi cảm.
Cùng chiêm ngưỡng những bóng hồng "nóng bỏng" tại Super Import Night 2012:
Chân dài
Chân dài
Chân dài

Chân dài

Chân dài

Chân dài

Chân dài

Chân dài

Chân dài
Ảnh: Bùi Cường

người xem , độc đáo , chiếc xe , xe , hội chợ , nóng bỏng , singapore , ôtô , xe máy , bóng hồng , bốc lửa , xe đẹp , import night , motor super import nights , super import nights&;là ,


Gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng của Chính phủ kèm theo đó là chính sách gia hạn, miễn thuế và hạ trần lãi suất vốn vay xuống còn 15% là giải pháp đạt được 3 mục tiêu: giảm chi phí đầu vào, giảm lo vốn lưu động và tăng khả năng giải pháp hàng tồn kho, tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Bởi lẽ, nếu nhìn ở góc độ hỗ trợ thì giải pháp trên, doanh nghiệp được hưởng lượng tiền vốn với lãi suất bằng 0 vì được gia hạn thuế giá trị gia tăng (VAT) tới 6 tháng và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chậm 9 tháng từ năm 2011 trở về trước và còn được giảm miễn nhiều loại thuế khác giúp cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh và đưa hàng hoá tiêu thụ nhanh ra thị trường.

Cần có chính sách định hướng dài hạn
Ảnh minh hoạ.

Ý nghĩa của gói hỗ trợ này của Chính phủ còn có tác động tích cực đến nền kinh tế vì không dừng lại ở chỗ hỗ trợ cho doanh nghiệp mà người tiêu dùng còn được hưởng lợi từ việc giãn và giảm thuế gián thu. Trong thời điểm khó khăn của nền kinh tế hiện nay thì niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng trở nên quan trọng hơn bất cứ lúc nào, nhất là gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng của Chính phủ sẽ giúp cho doanh nghiệp và kinh tế VN từng bước vượt qua thử thách này. Tiến sĩ Nguyễn Quang Thái, Hội Khoa học kinh tế VN khẳng định:

Bộ trưởng Bộ tài Chính Vương Đình Huệ cho biết thêm đang phối hợp để hỗ trợ doanh nghiệp.

Năm 2011 có hơn 7.000 doanh nghiệp bị giải thể, từ quí I/2012 cho đến nay có hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản, xin ngừng hoạt động cho thấy có nhiều doanh nghiệp yếu kém nhiều mặt, không có khả năng tài chính, không có giải pháp thị trường, nếu được hỗ trợ thì các đơn vị này cũng khó mà đứng dậy, chỉ có những doanh nghiệp đang khó khăn về tài chính tiếp cận gói hỗ trợ của Chính phủ thì sẽ có kết quả tốt hơn. Cho nên chính tác động của kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải tự thân vận động, phải đổi mới mình và tái cấu trúc lại mình dù là đối tượng được hỗ trợ. Ông Nguyễn Đình Cung, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho đó là một sự chia sẻ của Chính phủ trước tình hình kinh tế khó khăn hiện nay và cũng là giải pháp cần thiết để doanh nghiệp tiếp tục duy trì sản xuất- kinh doanh. Chính sự hỗ trợ này đòi hỏi doanh nghiệp càng phải biết phát huy nội lực của chính mình, tự đổi mới, tự tái cấu trúc doanh nghiệp mới phát triển bền vững. Dĩ nhiên cũng cần phải có chính sách dài hạn định hướng cho doanh nghiệp như Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hằng nói:

Các giải pháp lãi suất ngân hàng và gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng có tác động tích cực, nhưng chưa phải là động lực phát triển lâu dài mà cần có chiến lược dài hơi với nhiều định hướng đầu tư phát triển thì doanh nghiệp mới trụ được và kinh tế Quốc gia mới phát triển bền vững. Vì vậy ông Nguyễn Đình Cung, Viện phó Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã đề nghị:

Chính phủ đưa ra các giải pháp trên dù là ngắn hạn cũng hướng đến mục tiêu giảm thiểu đến mức thấp nhất khó khăn của doanh nghiệp và mục tiêu này không bao giờ xa rời các biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Và giai đoạn này cũng là để thử thách các doanh nghiệp hướng tới định hướng tái cấu trúc nền kinh tế nói chung.

Ngọc Xuân



Với tầm quan trọng của chiếc lốp xe, các bạn hãy tìm hiểu về tôi để hành trình của bạn không chỉ đơn thuần là một chặng đường để đi qua mà là sự trải nghiệm cuộc sống đích thực.

Lốp xe - Câu chuyện đời tôi

Câu chuyện về chất lượng

Khi bắt tay chọn một sản phẩm, chúng ta luôn tìm đến các sản phẩm chất lượng có thương hiệu uy tín. Tuy nhiên, một số bác tài rất phân vân khi lựa chọn lốp xe, vì trên thị trường có khá nhiều thương hiệu với những mức giá khác nhau, và tôi cũng hiểu rõ giá cả là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn mua lốp của bác tài.

Theo kinh nghiệm của tôi, mỗi một chuẩn chất lượng sẽ có những mức giá phù hợp. Những anh bạn lốp xe của tôi có giá thấp hơn thì mau bị mòn và tuổi thọ không cao. Còn tôi được ra đời tại hãng uy tín thì được kiểm định về thông số kỹ thuật nghiêm ngặt, chất lượng tối ưu, độ bền cao và nếu tính chi phí trên km thì thấp và hợp lý.

Ngoài ra, chủng loại lốp xe vô cùng đa dạng, các bác tài nên lưu ý chọn loại lốp xe tương thích, tính năng lái ổn định và độ bám đường tốt. Nhờ đó, chiếc xe có thể vận hành an toàn và chuẩn xác trên mọi hành trình.

Câu chuyện về an toàn

Mỗi con người là một phần tinh tuý của cuộc sống. Thấu hiểu được giá trị cao quý ấy chính là sự an toàn, một trong những tiêu chí được đặt lên hàng đầu khi sản xuất ra các lốp xe như tôi.

Đối với nhà sản xuất lốp xe đáng tin cậy như Bridgestone, các bạn sẽ luôn yên tâm về chất lượng kỹ thuật bởi tính năng an toàn luôn được đề cao.

Cũng trên tinh thần đó, Bridgestone đang phát động chiến dịch "Tyre safety" (Lăn bánh an toàn) nhằm truyền tải các thông tin cơ bản về lốp, phát triển các dòng sản phẩm ưu việt với tính năng an toàn cao và giáo dục an toàn cho người tham gia giao thông qua hoạt động mang tính toàn cầu "Think before you drive" (Hãy kiểm tra thật kỹ trước khi lăn bánh). Hoạt động này bao gồm các bài học về thắt dây an toàn, kiểm tra chỗ ngồi cho trẻ, tư thế ngồi lái đúng cách… và nhất là kiểm tra lốp xe trước khi lăn bánh, để bạn có thể yên tâm về sự an toàn trên mọi hành trình.

Câu chuyện về môi trường

Nhận thức được con người là một tế bào của xã hội, nhà sản xuất lốp xe Bridgestone không chỉ hỗ trợ các bạn về đến đích an toàn trong mọi hành trình mà còn giúp bạn chung tay xây dựng một xã hội bền vững và thể hiện trách nhiệm với môi trường xung quanh.

Chẳng hạn, một người anh em của tôi, anh bạn mang tên Ecopia được Bridgestone đặc biệt chế tạo dành cho những bác tài có mong muốn góp phần vào bảo vệ môi trường.

Ngoài việc đảm bảo các tính năng nổi bật như an toàn, giảm tiếng ồn và độ bền, lốp xe Ecopia là cuộc cách mạng tiết kiệm nhiên liệu nhờ lực cản lăn nhỏ, ít tiêu hao nhiên liệu và giảm lượng khí thải. Sự ra đời của sản phẩm Ecopia nằm trong hoạt động của nhãn hàng Bridgestone thể hiện tiêu chí: "Môi trường xanh sạch vì thế hệ hôm nay và mai sau."

Theo tiêu chí ấy, mọi hoạt động của Bridgestone luôn hướng đến sự hoà hợp với thiên nhiên, góp phần vào các hoạt động giáo dục và nghiên cứu, gìn giữ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị, đảm bảo tạo nên các sản phẩm thân thiện với môi trường và đặc biệt là hạn chế tối đa lượng khí thải ra môi trường.

Lốp xe - Câu chuyện đời tôi
Lốp xe - Câu chuyện đời tôi

Tuyết Hằng

4 thang dau nam tai TPHCM Gan 8.300 doanh nghiep giai the

4 tháng đầu năm trên địa bàn TPHCM, có gần 8.300 doanh nghiệp (DN) làm hồ sơ ngưng hoạt động, giải thể tại cơ quan thuế. Theo một số chuyên gia kinh tế, chưa bao giờ hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng DN Việt Nam lại thê thảm như vậy. Trong phong thủy, quầy lễ tân thuộc khu vực minh đường. Đây cũng chính là nơi tụ khí. Nếu bố trí hợp lý, công việc kinh doanh sẽ phát triển, hưng thịnh. Về mặt kỹ thuật đây là đập trọng lực, công nghệ bê tông đầm lăn, nhiều nước đã áp dụng như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Đập được thiết kế có độ an toàn rất cao và đã có tư vấn độc lập để kiểm tra thiết kế. Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã giao cho các chuyên gia đầu ngành kiểm tra và khẳng định về mặt thiết kế là an toàn. Về mặt chịu lực của nền thủy điện là an toàn. Có một yếu tố đó là rò rỉ nước, thấm
4 tháng đầu năm tại TPHCM: Gần 8.300 doanh nghiệp giải thể

Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ thuế tại Cục Thuế TPHCM. Ảnh: Kim Ngân

Nhiều DN "chết lâm sàng"

Có nhiều DN đầu tư dự án nhưng sử dụng vốn vay lên đến 90%. Nay, trước tình hình kinh tế khó khăn, bất động sản đóng băng, hàng hoá bán không được, những "đại gia" mang nợ không trả nổi lãi suất đã lâm vào tình trạng phá sản. Nhiều dự án bất động sản bán không được trong khi DN phải trả lãi suất từng ngày.

Do vậy, không ít DN phải rao bán để thoát khỏi nợ nần. Bởi nếu không bán được thì lãi suất sẽ "ăn" dần vào vốn. Một chủ DN bất động sản ở Thủ Đức có tài sản là 50% giá trị một dự án chung cư cao tầng ở quận 2. Khi đầu tư, DN phải vay vốn, không ngờ lãi vay ngân hàng trên 20%-22%/năm, trong khi hàng bán không được nên lãi suất đã "ăn dần" gần hết tài sản của mình.

Một chuyên gia kinh tế cho biết, sở dĩ những DN thoi thóp chưa "chết" hẳn là do các ngân hàng không dám động tay kê biên tài sản. Nguyên nhân trước đây ngân hàng cho vay vốn đầu tư vào dự án với tỷ lệ cao, 70%-90% trị giá đầu tư nên nay bất động sản xuống còn 50% thì có thanh lý tài sản vẫn không thu hồi được vốn, nên đành... ngậm bồ hòn làm ngọt!

Còn các DN sản xuất kinh doanh gặp khó do phải thu hẹp sản xuất, hàng tồn kho, sản xuất không đủ tiền trả nợ vay. Ở Việt Nam có đến 90% DN là DN nhỏ và vừa. Ở thời điểm khó khăn này, DN nhỏ và vừa là đối tượng bị tác động nhiều nhất, bị áp lực cạnh tranh nặng nề nhất, thậm chí muốn vay vốn cũng không được vì hầu hết DN này không có hồ sơ sổ sách kế toán đầy đủ để chứng minh cho ngân hàng.

Bà Trần Thuỳ L., giám đốc một công ty TNHH nhựa cho biết: Đến 40% sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Hàng tồn kho nhiều khiến sản lượng của công ty cũng giảm mạnh và kéo theo nhiều khó khăn khác như đọng vốn, thiếu tiền trả lãi vay, nợ lương công nhân, thiếu vốn để tái sản xuất…

Giúp doanh nghiệp vượt khó

Ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó Cục trưởng Cục Thuế TPHCM cho biết, tính từ đầu năm đến nay, có 8.293 DN trên địa bàn TPHCM thông báo với cơ quan thuế để ngưng hoạt động, giải thể. Nếu tính cả số hộ kinh doanh cá thể thì tổng số DN, hộ kinh doanh cá thể ngừng hoạt động hoặc giải thể lên đến 38.284 đơn vị.

Tương tự như vậy, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vừa công bố kết quả điều tra, trong quý 1-2012, đã có khoảng 30% DN đứng trước nguy cơ ngừng sản xuất, kinh doanh. Thống kê của Hải quan cũng cho thấy, DN tham gia xuất khẩu đã giảm từ 800 đơn vị trong quý 1-2011 xuống còn khoảng 500 đơn vị trong quý 1-2012. Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, chỉ số hàng tồn kho tính đến tháng 4-2012 đã tăng hơn 32% so với cùng kỳ.

Giải bài toán khó cho DN bằng cách nào là câu hỏi mà lâu nay còn lúng túng. Bởi chính sách hạ lãi suất, khơi thông luồng vốn cho DN được thực hiện không hiệu quả. Nguyên nhân, do chi phí đầu vào tăng trong khi giá bán sản phẩm lại giảm nên dù một số ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất ưu đãi DN vẫn không dám vay vì "đầu ra" cho sản phẩm là rất khó khăn, dần bị thu hẹp.

Còn giải pháp giãn, giảm thuế càng không hiệu quả, bởi DN rơi vào khó khăn, không có lãi thì đâu phải nộp thuế mà dùng đến chính sách giãn, giảm thuế của nhà nước.

Do vậy, để cứu DN thoát khỏi khó khăn, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh các giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại (hiện nay số nợ xấu ở các ngân hàng thương mại của TPHCM là 36.924 tỷ đồng). Và quan trọng hơn hết là tìm đầu ra cho DN, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh bán hàng để DN bán được hàng hoá, khơi thông dòng tiền trong sản xuất kinh doanh cho DN.

Hàn Ni

Màu sắc

Khi trang trí, nên dùng màu đỏ hoặc tím để tạo không gian bắt mắt và mang lại may mắn, thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty.

Quầy lễ tân kỵ không đặt các đồ vật trang trí có hình tam giác.


Quầy tiếp tân hợp phong thủy sẽ mang lại may mắn cho công việc kinh doanh

Lối ra vào

Cửa ở lối ra vào chính hay các cửa ra vào khác cần tương xứng với tòa nhà. Nếu dùng cửa 2 cánh, cả hai phải được mở rộng để dòng khí di chuyển vào tòa nhà. Loại cửa xoay giúp luân chuyển năng lượng ở lối ra vào, nhưng chỉ thích hợp với những tòa nhà văn phòng lớn.



Cửa chính phải dễ mở và không được quá nặng nếu không chúng sẽ làm tiêu hao năng lượng cá nhân.

Nếu có cửa sổ đặt đối diện ngay với cửa chính, cần đặt một số cây cảnh để ngăn chặn dòng khí đi vào tòa nhà rồi qua cửa sổ đi thẳng ra ngoài, không kịp luân chuyển bên trong tòa nhà.

Bàn tiếp khách

Khách đến công ty, khi bước qua cửa chính, phải nhìn thấy ngay bàn tiếp khách. Nhưng tránh đặt bàn quá gần hoặc đối diện ngay cửa chính, vì tạp âm có thể gây ảnh hưởng không tốt đến các nhân viên trực tại bàn lễ tân. Ghế ngồi của nhân viên tiếp tân thoải mái, vững chãi, phía sau có tường che chắn.



Khu vực tiếp khách

Luồng khí ở khu vực này được coi là rất quan trọng. Nó luôn phải trong lành và có sự luân chuyển tốt. Vì vậy, quạt máy, cây xanh và những vật trang trí từ nước đóng vai trò khá quan trọng ở đây.



Ở khu vực tiếp khách người ta thường đặt hồ cá. Những con cá nhỏ, linh hoạt, tạo năng lượng tích cực, rất phù hợp với các công ty thương mại. Trong khi những con to, bơi chậm chạp tạo cảm giác an bình lại thích hợp cho các bệnh viện hay phòng mạch.

Sưu tầm

nước, cần phải được khắc phục. Hiện trên thế giới có hơn 600 đập, hiện tượng thấm nước xảy ra nhiều và đều khắc phục được. Bộ Xây dựng và chủ tịch Hội động nghiệm thu Nhà nước về xây dựng đã yêu cầu chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thủy điện khẩn trương khắc phục rò rỉ xong trước mùa mưa lũ. Và yêu cầu tiếp tục có một tư vấn độc lập của Nhật Bản kiểm tra toàn diện an toàn của đập, đảm bảo hoạt động an toàn.

Dap thuy dien Song Tranh 2 da an toan tu khi tich nuoc


Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Met moi voi thu tuc xay bai dau xe cong cong

"Nếu các sở, ngành thực hiện đúng chỉ đạo của UBND TP, các thủ tục của dự án bãi đậu xe ngầm tại Sân khấu Trống Đồng sẽ hoàn tất sớm. GS-TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (VNCOLD), khẳng định như trên Thực tế cho thấy để xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, cần phải có biện pháp quy hoạch và quản lý đô thị đồng bộ, khoa học, kèm theo chế tài đủ mạnh chữa trị những căn bệnh và khuyết tật của đô thị. Nêu ý kiến tham gia Diễn đàn "Chung tay xây dựng thành phố văn minh, hiện đại", nhiều bạn đọc Báo SGGP đã lưu ý như vậy.

Khi đó, Công ty Đông Dương có thể khởi công dự án ngay trong năm nay" - bà Nguyễn Thị Bảo Quỳnh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đông Dương (chủ đầu tư xây dựng bãi đậu xe ngầm Trống Đồng và Hoa Lư, quận 1), khẳng định vào chiều 22-3.

Thế nhưng bà Quỳnh cho rằng tiến độ thực hiện nhiều thủ tục còn quá chậm. Vướng mắc lớn nhất là do ở Việt Nam chưa có tiền lệ về cho thuê đất không gian ngầm, dẫn đến việc xác định đơn giá thuê đất kéo dài. Mới đây, UBND TP đã đồng ý tạm tính tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn này.

Ông Lê Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Phát triển Không gian ngầm (IUS, chủ đầu tư dự án bãi đậu xe ngầm tại Công viên Lê Văn Tám), cũng cho hay đã phải mất hơn một năm, qua 25 lần giải trình mới được miễn tiền sử dụng đất ở dự án này. Sau tám năm IUS đeo đuổi dự án, chi phí xây dựng đã tăng từ 800 USD/m 2 lên thành 2.000 USD/m 2 . "Tính ra, suất đầu tư cho một vị trí đậu ô tô khoảng 25 m 2 lên đến 50.000 USD. Suất đầu tư quá cao nhưng nếu giữ xe theo giá mà TP quy định thì trong vòng… 120 năm chúng tôi mới thu hồi vốn. Giá giữ xe theo quy định cũng là nút chặn khiến các nhà đầu tư chùn tay" - ông Tuấn nói.

Theo bà Quỳnh, mức phí giữ xe theo quy định chỉ nên áp dụng đối với những bãi đậu xe sử dụng đất công, không có đầu tư xây dựng công trình. Còn ở các dự án này hãy để nhà đầu tư quyết định phí giữ xe theo quy luật cung cầu.

Ông Bùi Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở GTVT, khẳng định việc đầu tư, xây dựng các bãi đậu xe công cộng là nhằm giải quyết nhu cầu bức xúc của người dân. "Sở GTVT sẽ thường xuyên theo dõi, cập nhật tiến độ thực hiện các bãi đậu xe công cộng và tổng hợp đề xuất của các chủ đầu tư về thủ tục, về tiền thuê đất, phí giữ xe… để kiến nghị UBND TP chỉ đạo tháo gỡ" - ông Cường nói.

MINH PHONG


Công nhân đang vá tạm những vết nứt trên thân đập thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Thúy Phương
* Phóng viên: Sau khi Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có kết luận việc rò rỉ nước ở đập thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam), ông nhận định vụ việc này như thế nào ?

- Ông Phạm Hồng Giang: Đập thủy điện Sông Tranh 2 là đập rất lớn và quan trọng, với dung tích lớn thứ 2 ở miền Trung, trên 700 triệu m3, chỉ sau đập hồ thủy lợi Cửa Đạt (1,5 tỉ m3). Đáng chú ý ở miền Trung chỉ có 2 hồ này là có dung tích lớn, số còn lại chỉ khoảng 300 - 400 triệu m3. Việc này rõ ràng các đơn vị liên quan để xảy ra thiếu sót về kỹ thuật dẫn đến mối nguy hiểm như hiện nay, như vậy là rất thiếu trách nhiệm.

* Ông đánh giá như thế nào về nguy cơ đối với những lỗi kỹ thuật tại thủy điện Sông Tranh 2?

- Việc thấm nước xuyên qua thân đập từ phía thượng lưu xuống hạ lưu là điều rất cấm kỵ. Bởi dòng thấm xuyên qua đập chảy xuống phía hạ lưu sẽ phá hoại vật liệu, hư hại đập. Đối với bê tông đầm lăn được áp dụng tại thủy điện Sông Tranh 2 có khả năng chống thấm kém hơn bê tông thông thường vì dùng lượng xi măng ít hơn. Tuy nhiên, công nghệ bê tông đầm lăn cũng có nhiều ưu điểm khác nên hiện đang được thế giới áp dụng chủ yếu trong xây dựng đập thủy điện, thủy lợi. Chính từ hạn chế trong chống thấm nên khi xây dựng đập bằng công nghệ này cần hết sức cẩn trọng trong thiết kế và thi công chống thấm.

Đáng tiếc sự cố đã xảy ra rồi nên việc sửa chữa, khắc phục chống thấm cần được làm khẩn trương và hết sức cẩn trọng. Tôi cho rằng cách khắc phục như hiện nay chỉ là giải pháp tạm thời, "làm đẹp" để nước khỏi phun ra và người dân đỡ sợ chứ đây không phải là giải pháp căn cơ, bền vững.

* Với 6/30 khe nhiệt bị nứt trên đập chính của thủy điện Sông Tranh 2, liệu có đặt ra vấn đề phải phá đập để bảo đảm an toàn cho hạ lưu, thưa ông?

- Sự cố này hoàn toàn khắc phục được nhưng phải thực hiện triệt để và rất tốn kém, mất nhiều thời gian. Có nhiều biện pháp để khắc phục nhưng vấn đề cơ bản cần phải làm là chặn nước ở phía thượng lưu, tháo nước ra khỏi lòng hồ, thậm chí làm đê quai để dẫn dòng tháo nước hồ. Sau đó, dán màng chống thấm trên mặt đập phía thượng lưu hoặc sơn, phun chất chống thấm.

Tuy nhiên, công nghệ tiên tiến hiện nay cũng cho phép dán màng chống thấm ngay trong môi trường nước. Mảng chống thấm thế hệ mới có chất lượng rất tốt và được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Đúng ra từ thiết kế, thi công đã phải tính việc dán màng chống thấm từ ban đầu thì sự cố sẽ khó xảy ra. Vì an toàn công trình, phải làm việc này bởi nếu đập thủy điện, thủy lợi có sơ sẩy thì hậu quả khôn lường. Lưu lượng rò rỉ qua vết nứt sẽ ngày một tăng nhanh sẽ gây hư hại lớn cho đập.

* Trước sự bất cẩn từ chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, giám sát đến thi công thủy điện Sông Tranh 2, ông có khuyến cáo gì?

- Thời gian qua có không ít đơn vị quản lý, xây dựng công trình thủy điện, thủy lợi thiếu trách nhiệm. Đối với công trình thủy điện, thủy lợi thì sự tắc trách, thiếu trách nhiệm sẽ để lại hậu quả rất lớn, nếu xảy ra sự cố lớn thì thiệt hại cả vùng hạ lưu rộng lớn, nhất là con người và việc phục hồi mất rất nhiều thời gian, thậm chí là không thể.

* Qua sự cố này, VNCOLD có kiến nghị hay đề xuất Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương cùng các ngành chức năng tiến hành tổng rà soát chất lượng công trình hồ đập cũng như chấn chỉnh việc thiết kế, thi công, thưa ông?

- VNCOLD đã thành lập một diễn đàn riêng về sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 trên website của hội (www.vncold.vn) để tiếp nhận các ý kiến đóng góp. Sau đó, VNCOLD sẽ tập hợp và có đề xuất cụ thể gửi đến các cơ quan có thẩm quyền và đơn vị liên quan. Trong đó, nêu rõ đây là bài học chung cho việc xây dựng công trình đập thủy điện và cần có chấn chỉnh để tránh sai sót tái diễn.

Hôm nay, công bố kết luận về sự cố

Chiều 22-3, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đã có buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam để kết luận toàn bộ vụ rò rỉ nước của đập thủy điện Sông Tranh 2, nguyên nhân sự cố và đề xuất các biện pháp khắc phục. Kết luận của cuộc họp này được Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Lê Quang Hùng cho biết sẽ công bố trong hôm nay, 23-3.

Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 có tổng vốn đầu tư 5.194 tỉ đồng, xây dựng từ tháng 3-2006. Tổng thầu là Tổng Công ty Xây dựng thủy lợi 4; đơn vị thiết kế là Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1; đơn vị vừa làm chủ đầu tư vừa giữ vai trò tư vấn giám sát công trình là ban quản lý dự án thủy điện 3 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tổng công suất của nhà máy là 190 MW, trung bình mỗi năm sản xuất 679,6 triệu Kwh. Đây là hồ thủy điện vào loại lớn nhất miền Trung, dung tích khoảng 730 triệu m3, nằm cao hơn vùng hạ lưu khoảng 100 m. Đập chính có cao trình 175 m, là một khối bê tông liên hoàn khổng lồ, có 5 cửa xả tràn. Công trình này được thi công theo công nghệ bê tông đầm lăn hiện đại.

T.Dũng - T.Phương - T.Minh


Thế Dũng thực hiện

Từ khóa liên quan

Danh từ
  • phương tiện giao thông công cộng
  • văn minh
  • đô thị
  • chế tài
  • vỉa hè
  • giao thông
  • khu dân cư
Tính từ
  • hiện đại
Động từ
  • quản lý
  • xây dựng
Từ chuyên môn
  • ùn tắc giao thông
  • quy hoạch xây dựng
  • dự án đầu tư xây dựng
Địa danh trong nước
  • Hậu Giang
  • Quận 6

Tin đọc nhiều

  • Khởi công xây đường vành đai 2 Nhật Tân-Cầu Giấy - Vietnam Plus 6209 lượt đọc
  • 'Nứt đập thủy điện do sai sót tất cả các khâu' - VnExpress 4873 lượt đọc
  • Năm 2012 đánh giá trữ lượng thật bể than 210 tỷ tấn - VnExpress 4629 lượt đọc
  • Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông:Đẩy nhanh... - Báo Tin tức 477 lượt đọc
  • Sau động đất, Thủy điện sông Tranh 2 tiếp tục uy hiếp... - Thiennhien.net 432 lượt đọc
  • Vụ nứt bờ đập chính Thủy điện Sông Tranh 2: Hàng trăm... - Đại Đoàn Kết 360 lượt đọc
  • Xây dựng cầu và đường dẫn phía nam cầu Nhật Tân - Báo Tin tức 317 lượt đọc
  • Chuyện ở xã đất đắt và nhiều nhà siêu mỏng như Hà... - CAND Portal 276 lượt đọc

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Xe chở thép lật nhào, tài xế may mắn thoát nạn - Dân Trí
  • Qua hai cửa nghiệm thu vẫn rò rỉ - SGTT
  • Khai trương Trung tâm Thông tin tiếp thị KĐT Ciputra - Hà Nội Mới
  • Tin vắn - Hà Nội Mới
  • Xã Hương Sơn (Mỹ Đức):Chú trọng đầu tư hạ tầng sản xuất và dân sinh - Hà Nội Mới

Các bài khác

  • Vụ đập thủy điện sông tranh 2 bị rỉ nước: Cách khắc phục chưa căn cơ - Người Lao Động
  • Thờ ơ với an toàn lao động - SGGP
  • Nhà đầu tư bãi đậu xe than phiền về thủ tục pháp lý - SaigonTimes
  • Xây đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy - Tuổi Trẻ - Địa Ốc
  • Dệt 'áo xanh' cho rừng Tây Bắc - VnExpress

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Sư Tử (23/07-23/08)

Nếu bạn giúp đỡ một ai đó làm điều mà họ không thể làm, bạn sẽ không bị thiệt thòi đâu. Hãy biết cách tận dụng mọi cơ hội dù là nhỏ nhất để tiến lên. Tối nay cẩn thận với đồ ăn cay nhé, bụng dạ dễ bị bất ổn lắm đấy.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

Chú trọng vai trò quy hoạch xây dựng

Từ nhiều năm qua trên khắp cả nước, việc quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị thể hiện sự thiếu tầm nhìn cho phát triển dài hạn. Không chỉ các khu phố cũ có tình trạng đường nhỏ, vỉa hè hẹp, mà ngay tại nhiều khu đô thị mới vẫn quy hoạch lòng lề đường nhỏ hẹp, không phù hợp cho hướng phát triển mở rộng và thiếu đồng bộ về hạ tầng dân sinh, từ đó phát sinh ách tắc giao thông.

Người dân trên đường Hậu Giang quận 6 quét rác trên vỉa hè, giữ vệ sinh đường phố. Ảnh: Cao Thăng

Muốn giải quyết tận gốc nạn ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn hiện nay, phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp và cần có lộ trình phù hợp, mà trước tiên cần phải xác định đúng nguyên nhân nào là chính: Do lòng đường hẹp, do vỉa hè không thông thoáng, do ô tô, do xe cá nhân, do phân làn tuyến, do xe buýt, do trùng giờ học và giờ làm…? Từ đó sẽ có những giải pháp cụ thể, trực tiếp và hợp lý, không áp dụng chung một hoặc vài giải pháp cho tất cả mọi tuyến đường và mọi thời điểm. Các giải pháp tình thế hiện nay như bố trí lệch giờ học và tan ca, bố trí đường một chiều, phân luồng tuyến rẽ… cũng chỉ tạm thời giải quyết được tình trạng kẹt xe trong thời gian ngắn, rồi cũng sẽ tái diễn.

Ở nước ta, bất kỳ dự án xây dựng, giao thông dù lớn, dù nhỏ nào cũng do nhiều ngành thẩm định trước khi được phê duyệt và thực hiện, do vậy rất cần các cơ quan quy hoạch, xây dựng, giao thông… làm tốt trách nhiệm tham mưu của mình, có tầm nhìn xa và toàn cục, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả quản lý và phát triển đô thị.

NGUYỄN VĂN THƯỚC (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau)

Phát triển các phương tiện giao thông công cộng hiện đại

Ngày xưa, con người chỉ cần đường mòn để đi lại là đủ; đến khi xuất hiện xe ngựa, đường sá phải được mở rộng và bằng phẳng hơn. Sự phát triển của các loại phương tiện tham gia giao thông hiện đại, đòi hỏi phải phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường sá, nhà ga, bến bãi… tương ứng.

Tại các nước phương Tây, phương tiện giao thông công cộng hiện đại như tàu điện ngầm, tàu cao tốc trên cao đã giải quyết rất cơ bản vấn nạn kẹt xe, ùn tắc giao thông.

Chắc chắn người dân sẵn sàng chuyển đổi từ đi xe gắn máy sang các phương tiện giao thông công cộng đó khi nó chứng minh được tính ưu việt. Từ ngoại thành và các tỉnh lân cận, người dân chỉ cần đến các nhà ga tàu điện ngầm để vào trung tâm thành phố, và đến các nơi cần đến. Đó là một yêu cầu phải được đảm bảo của một thành phố văn minh, hiện đại.

Do ngân sách không đủ trang trải cho việc đầu tư các phương tiện giao thông công cộng hiện đại, các nước đã cho tư nhân đầu tư khai thác, và cho phép quảng cáo trên các phương tiện giao thông công cộng này...

LÊ VIẾT HÀO (TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Quản lý đô thị với chế tài đủ mạnh

Qua cuộc vận động lớn "Toàn dân xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư", nhìn chung bộ mặt đô thị đã xanh, sạch đẹp hơn, trong đó nhiều khu dân cư, tuyến đường, con hẻm đã thông thoáng, không còn rác thải bừa bãi. Tuy nhiên, sự chuyển biến về ý thức, hành vi tuân thủ nếp sống văn minh trong cộng đồng vẫn chưa sâu rộng. Còn nhiều hành vi xấu như xả rác bừa bãi; phóng nhanh, vượt ẩu khi tham gia giao thông; phát ngôn, ăn mặc và cư xử thiếu văn hóa nơi công cộng… vẫn tồn tại. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, đường hẻm và không gian đô thị để buôn bán, quảng cáo diễn ra khắp mọi nơi từ tuyến đường lớn nhỏ đến khu dân cư, đang tạo ra cảnh nhếch nhác, rất khó coi.

Chính vì thế, để xóa dần những thói quen xấu trong nỗ lực xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, cần phải có biện pháp quản lý đô thị nghiêm ngặt, trong đó tập trung các giải pháp chấn chỉnh cảnh quan đô thị, kiên quyết dẹp nạn lấn chiếm lòng lề đường, không gian công cộng, kiểm soát rác thải và bảo vệ môi trường. Chúng ta không thể hô hào vận động suông mà phải xử phạt thật nghiêm, thật nặng những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng TP văn minh, hiện đại, qua đó sẽ loại bỏ dần thói quen xấu và tập cho người dân có ý thức, trách nhiệm giữ gìn TP văn minh, hiện đại ở mọi lúc, mọi nơi.

Bài học, kinh nghiệm xây dựng Singapore trở thành đất nước xanh, sạch đẹp nhất thế giới hiện nay cho thấy biện pháp chế tài nghiêm ngặt để quản lý đô thị, bảo vệ môi trường là liều thuốc đặc trị hiệu quả nhất.

THANH PHƯỚC (Quận 12, TPHCM)

Met moi voi thu tuc xay bai dau xe cong cong

"Nếu các sở, ngành thực hiện đúng chỉ đạo của UBND TP, các thủ tục của dự án bãi đậu xe ngầm tại Sân khấu Trống Đồng sẽ hoàn tất sớm. GS-TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (VNCOLD), khẳng định như trên Thực tế cho thấy để xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, cần phải có biện pháp quy hoạch và quản lý đô thị đồng bộ, khoa học, kèm theo chế tài đủ mạnh chữa trị những căn bệnh và khuyết tật của đô thị. Nêu ý kiến tham gia Diễn đàn "Chung tay xây dựng thành phố văn minh, hiện đại", nhiều bạn đọc Báo SGGP đã lưu ý như vậy.

Khi đó, Công ty Đông Dương có thể khởi công dự án ngay trong năm nay" - bà Nguyễn Thị Bảo Quỳnh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đông Dương (chủ đầu tư xây dựng bãi đậu xe ngầm Trống Đồng và Hoa Lư, quận 1), khẳng định vào chiều 22-3.

Thế nhưng bà Quỳnh cho rằng tiến độ thực hiện nhiều thủ tục còn quá chậm. Vướng mắc lớn nhất là do ở Việt Nam chưa có tiền lệ về cho thuê đất không gian ngầm, dẫn đến việc xác định đơn giá thuê đất kéo dài. Mới đây, UBND TP đã đồng ý tạm tính tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn này.

Ông Lê Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Phát triển Không gian ngầm (IUS, chủ đầu tư dự án bãi đậu xe ngầm tại Công viên Lê Văn Tám), cũng cho hay đã phải mất hơn một năm, qua 25 lần giải trình mới được miễn tiền sử dụng đất ở dự án này. Sau tám năm IUS đeo đuổi dự án, chi phí xây dựng đã tăng từ 800 USD/m 2 lên thành 2.000 USD/m 2 . "Tính ra, suất đầu tư cho một vị trí đậu ô tô khoảng 25 m 2 lên đến 50.000 USD. Suất đầu tư quá cao nhưng nếu giữ xe theo giá mà TP quy định thì trong vòng… 120 năm chúng tôi mới thu hồi vốn. Giá giữ xe theo quy định cũng là nút chặn khiến các nhà đầu tư chùn tay" - ông Tuấn nói.

Theo bà Quỳnh, mức phí giữ xe theo quy định chỉ nên áp dụng đối với những bãi đậu xe sử dụng đất công, không có đầu tư xây dựng công trình. Còn ở các dự án này hãy để nhà đầu tư quyết định phí giữ xe theo quy luật cung cầu.

Ông Bùi Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở GTVT, khẳng định việc đầu tư, xây dựng các bãi đậu xe công cộng là nhằm giải quyết nhu cầu bức xúc của người dân. "Sở GTVT sẽ thường xuyên theo dõi, cập nhật tiến độ thực hiện các bãi đậu xe công cộng và tổng hợp đề xuất của các chủ đầu tư về thủ tục, về tiền thuê đất, phí giữ xe… để kiến nghị UBND TP chỉ đạo tháo gỡ" - ông Cường nói.

MINH PHONG


Công nhân đang vá tạm những vết nứt trên thân đập thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Thúy Phương
* Phóng viên: Sau khi Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có kết luận việc rò rỉ nước ở đập thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam), ông nhận định vụ việc này như thế nào ?

- Ông Phạm Hồng Giang: Đập thủy điện Sông Tranh 2 là đập rất lớn và quan trọng, với dung tích lớn thứ 2 ở miền Trung, trên 700 triệu m3, chỉ sau đập hồ thủy lợi Cửa Đạt (1,5 tỉ m3). Đáng chú ý ở miền Trung chỉ có 2 hồ này là có dung tích lớn, số còn lại chỉ khoảng 300 - 400 triệu m3. Việc này rõ ràng các đơn vị liên quan để xảy ra thiếu sót về kỹ thuật dẫn đến mối nguy hiểm như hiện nay, như vậy là rất thiếu trách nhiệm.

* Ông đánh giá như thế nào về nguy cơ đối với những lỗi kỹ thuật tại thủy điện Sông Tranh 2?

- Việc thấm nước xuyên qua thân đập từ phía thượng lưu xuống hạ lưu là điều rất cấm kỵ. Bởi dòng thấm xuyên qua đập chảy xuống phía hạ lưu sẽ phá hoại vật liệu, hư hại đập. Đối với bê tông đầm lăn được áp dụng tại thủy điện Sông Tranh 2 có khả năng chống thấm kém hơn bê tông thông thường vì dùng lượng xi măng ít hơn. Tuy nhiên, công nghệ bê tông đầm lăn cũng có nhiều ưu điểm khác nên hiện đang được thế giới áp dụng chủ yếu trong xây dựng đập thủy điện, thủy lợi. Chính từ hạn chế trong chống thấm nên khi xây dựng đập bằng công nghệ này cần hết sức cẩn trọng trong thiết kế và thi công chống thấm.

Đáng tiếc sự cố đã xảy ra rồi nên việc sửa chữa, khắc phục chống thấm cần được làm khẩn trương và hết sức cẩn trọng. Tôi cho rằng cách khắc phục như hiện nay chỉ là giải pháp tạm thời, "làm đẹp" để nước khỏi phun ra và người dân đỡ sợ chứ đây không phải là giải pháp căn cơ, bền vững.

* Với 6/30 khe nhiệt bị nứt trên đập chính của thủy điện Sông Tranh 2, liệu có đặt ra vấn đề phải phá đập để bảo đảm an toàn cho hạ lưu, thưa ông?

- Sự cố này hoàn toàn khắc phục được nhưng phải thực hiện triệt để và rất tốn kém, mất nhiều thời gian. Có nhiều biện pháp để khắc phục nhưng vấn đề cơ bản cần phải làm là chặn nước ở phía thượng lưu, tháo nước ra khỏi lòng hồ, thậm chí làm đê quai để dẫn dòng tháo nước hồ. Sau đó, dán màng chống thấm trên mặt đập phía thượng lưu hoặc sơn, phun chất chống thấm.

Tuy nhiên, công nghệ tiên tiến hiện nay cũng cho phép dán màng chống thấm ngay trong môi trường nước. Mảng chống thấm thế hệ mới có chất lượng rất tốt và được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Đúng ra từ thiết kế, thi công đã phải tính việc dán màng chống thấm từ ban đầu thì sự cố sẽ khó xảy ra. Vì an toàn công trình, phải làm việc này bởi nếu đập thủy điện, thủy lợi có sơ sẩy thì hậu quả khôn lường. Lưu lượng rò rỉ qua vết nứt sẽ ngày một tăng nhanh sẽ gây hư hại lớn cho đập.

* Trước sự bất cẩn từ chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, giám sát đến thi công thủy điện Sông Tranh 2, ông có khuyến cáo gì?

- Thời gian qua có không ít đơn vị quản lý, xây dựng công trình thủy điện, thủy lợi thiếu trách nhiệm. Đối với công trình thủy điện, thủy lợi thì sự tắc trách, thiếu trách nhiệm sẽ để lại hậu quả rất lớn, nếu xảy ra sự cố lớn thì thiệt hại cả vùng hạ lưu rộng lớn, nhất là con người và việc phục hồi mất rất nhiều thời gian, thậm chí là không thể.

* Qua sự cố này, VNCOLD có kiến nghị hay đề xuất Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương cùng các ngành chức năng tiến hành tổng rà soát chất lượng công trình hồ đập cũng như chấn chỉnh việc thiết kế, thi công, thưa ông?

- VNCOLD đã thành lập một diễn đàn riêng về sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 trên website của hội (www.vncold.vn) để tiếp nhận các ý kiến đóng góp. Sau đó, VNCOLD sẽ tập hợp và có đề xuất cụ thể gửi đến các cơ quan có thẩm quyền và đơn vị liên quan. Trong đó, nêu rõ đây là bài học chung cho việc xây dựng công trình đập thủy điện và cần có chấn chỉnh để tránh sai sót tái diễn.

Hôm nay, công bố kết luận về sự cố

Chiều 22-3, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đã có buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam để kết luận toàn bộ vụ rò rỉ nước của đập thủy điện Sông Tranh 2, nguyên nhân sự cố và đề xuất các biện pháp khắc phục. Kết luận của cuộc họp này được Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Lê Quang Hùng cho biết sẽ công bố trong hôm nay, 23-3.

Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 có tổng vốn đầu tư 5.194 tỉ đồng, xây dựng từ tháng 3-2006. Tổng thầu là Tổng Công ty Xây dựng thủy lợi 4; đơn vị thiết kế là Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1; đơn vị vừa làm chủ đầu tư vừa giữ vai trò tư vấn giám sát công trình là ban quản lý dự án thủy điện 3 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tổng công suất của nhà máy là 190 MW, trung bình mỗi năm sản xuất 679,6 triệu Kwh. Đây là hồ thủy điện vào loại lớn nhất miền Trung, dung tích khoảng 730 triệu m3, nằm cao hơn vùng hạ lưu khoảng 100 m. Đập chính có cao trình 175 m, là một khối bê tông liên hoàn khổng lồ, có 5 cửa xả tràn. Công trình này được thi công theo công nghệ bê tông đầm lăn hiện đại.

T.Dũng - T.Phương - T.Minh


Thế Dũng thực hiện

Từ khóa liên quan

Danh từ
  • phương tiện giao thông công cộng
  • văn minh
  • đô thị
  • chế tài
  • vỉa hè
  • giao thông
  • khu dân cư
Tính từ
  • hiện đại
Động từ
  • quản lý
  • xây dựng
Từ chuyên môn
  • ùn tắc giao thông
  • quy hoạch xây dựng
  • dự án đầu tư xây dựng
Địa danh trong nước
  • Hậu Giang
  • Quận 6

Tin đọc nhiều

  • Khởi công xây đường vành đai 2 Nhật Tân-Cầu Giấy - Vietnam Plus 6209 lượt đọc
  • 'Nứt đập thủy điện do sai sót tất cả các khâu' - VnExpress 4873 lượt đọc
  • Năm 2012 đánh giá trữ lượng thật bể than 210 tỷ tấn - VnExpress 4629 lượt đọc
  • Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông:Đẩy nhanh... - Báo Tin tức 477 lượt đọc
  • Sau động đất, Thủy điện sông Tranh 2 tiếp tục uy hiếp... - Thiennhien.net 432 lượt đọc
  • Vụ nứt bờ đập chính Thủy điện Sông Tranh 2: Hàng trăm... - Đại Đoàn Kết 360 lượt đọc
  • Xây dựng cầu và đường dẫn phía nam cầu Nhật Tân - Báo Tin tức 317 lượt đọc
  • Chuyện ở xã đất đắt và nhiều nhà siêu mỏng như Hà... - CAND Portal 276 lượt đọc

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Xe chở thép lật nhào, tài xế may mắn thoát nạn - Dân Trí
  • Qua hai cửa nghiệm thu vẫn rò rỉ - SGTT
  • Khai trương Trung tâm Thông tin tiếp thị KĐT Ciputra - Hà Nội Mới
  • Tin vắn - Hà Nội Mới
  • Xã Hương Sơn (Mỹ Đức):Chú trọng đầu tư hạ tầng sản xuất và dân sinh - Hà Nội Mới

Các bài khác

  • Vụ đập thủy điện sông tranh 2 bị rỉ nước: Cách khắc phục chưa căn cơ - Người Lao Động
  • Thờ ơ với an toàn lao động - SGGP
  • Nhà đầu tư bãi đậu xe than phiền về thủ tục pháp lý - SaigonTimes
  • Xây đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy - Tuổi Trẻ - Địa Ốc
  • Dệt 'áo xanh' cho rừng Tây Bắc - VnExpress

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Sư Tử (23/07-23/08)

Nếu bạn giúp đỡ một ai đó làm điều mà họ không thể làm, bạn sẽ không bị thiệt thòi đâu. Hãy biết cách tận dụng mọi cơ hội dù là nhỏ nhất để tiến lên. Tối nay cẩn thận với đồ ăn cay nhé, bụng dạ dễ bị bất ổn lắm đấy.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

Chú trọng vai trò quy hoạch xây dựng

Từ nhiều năm qua trên khắp cả nước, việc quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị thể hiện sự thiếu tầm nhìn cho phát triển dài hạn. Không chỉ các khu phố cũ có tình trạng đường nhỏ, vỉa hè hẹp, mà ngay tại nhiều khu đô thị mới vẫn quy hoạch lòng lề đường nhỏ hẹp, không phù hợp cho hướng phát triển mở rộng và thiếu đồng bộ về hạ tầng dân sinh, từ đó phát sinh ách tắc giao thông.

Người dân trên đường Hậu Giang quận 6 quét rác trên vỉa hè, giữ vệ sinh đường phố. Ảnh: Cao Thăng

Muốn giải quyết tận gốc nạn ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn hiện nay, phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp và cần có lộ trình phù hợp, mà trước tiên cần phải xác định đúng nguyên nhân nào là chính: Do lòng đường hẹp, do vỉa hè không thông thoáng, do ô tô, do xe cá nhân, do phân làn tuyến, do xe buýt, do trùng giờ học và giờ làm…? Từ đó sẽ có những giải pháp cụ thể, trực tiếp và hợp lý, không áp dụng chung một hoặc vài giải pháp cho tất cả mọi tuyến đường và mọi thời điểm. Các giải pháp tình thế hiện nay như bố trí lệch giờ học và tan ca, bố trí đường một chiều, phân luồng tuyến rẽ… cũng chỉ tạm thời giải quyết được tình trạng kẹt xe trong thời gian ngắn, rồi cũng sẽ tái diễn.

Ở nước ta, bất kỳ dự án xây dựng, giao thông dù lớn, dù nhỏ nào cũng do nhiều ngành thẩm định trước khi được phê duyệt và thực hiện, do vậy rất cần các cơ quan quy hoạch, xây dựng, giao thông… làm tốt trách nhiệm tham mưu của mình, có tầm nhìn xa và toàn cục, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả quản lý và phát triển đô thị.

NGUYỄN VĂN THƯỚC (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau)

Phát triển các phương tiện giao thông công cộng hiện đại

Ngày xưa, con người chỉ cần đường mòn để đi lại là đủ; đến khi xuất hiện xe ngựa, đường sá phải được mở rộng và bằng phẳng hơn. Sự phát triển của các loại phương tiện tham gia giao thông hiện đại, đòi hỏi phải phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường sá, nhà ga, bến bãi… tương ứng.

Tại các nước phương Tây, phương tiện giao thông công cộng hiện đại như tàu điện ngầm, tàu cao tốc trên cao đã giải quyết rất cơ bản vấn nạn kẹt xe, ùn tắc giao thông.

Chắc chắn người dân sẵn sàng chuyển đổi từ đi xe gắn máy sang các phương tiện giao thông công cộng đó khi nó chứng minh được tính ưu việt. Từ ngoại thành và các tỉnh lân cận, người dân chỉ cần đến các nhà ga tàu điện ngầm để vào trung tâm thành phố, và đến các nơi cần đến. Đó là một yêu cầu phải được đảm bảo của một thành phố văn minh, hiện đại.

Do ngân sách không đủ trang trải cho việc đầu tư các phương tiện giao thông công cộng hiện đại, các nước đã cho tư nhân đầu tư khai thác, và cho phép quảng cáo trên các phương tiện giao thông công cộng này...

LÊ VIẾT HÀO (TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Quản lý đô thị với chế tài đủ mạnh

Qua cuộc vận động lớn "Toàn dân xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư", nhìn chung bộ mặt đô thị đã xanh, sạch đẹp hơn, trong đó nhiều khu dân cư, tuyến đường, con hẻm đã thông thoáng, không còn rác thải bừa bãi. Tuy nhiên, sự chuyển biến về ý thức, hành vi tuân thủ nếp sống văn minh trong cộng đồng vẫn chưa sâu rộng. Còn nhiều hành vi xấu như xả rác bừa bãi; phóng nhanh, vượt ẩu khi tham gia giao thông; phát ngôn, ăn mặc và cư xử thiếu văn hóa nơi công cộng… vẫn tồn tại. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, đường hẻm và không gian đô thị để buôn bán, quảng cáo diễn ra khắp mọi nơi từ tuyến đường lớn nhỏ đến khu dân cư, đang tạo ra cảnh nhếch nhác, rất khó coi.

Chính vì thế, để xóa dần những thói quen xấu trong nỗ lực xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, cần phải có biện pháp quản lý đô thị nghiêm ngặt, trong đó tập trung các giải pháp chấn chỉnh cảnh quan đô thị, kiên quyết dẹp nạn lấn chiếm lòng lề đường, không gian công cộng, kiểm soát rác thải và bảo vệ môi trường. Chúng ta không thể hô hào vận động suông mà phải xử phạt thật nghiêm, thật nặng những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng TP văn minh, hiện đại, qua đó sẽ loại bỏ dần thói quen xấu và tập cho người dân có ý thức, trách nhiệm giữ gìn TP văn minh, hiện đại ở mọi lúc, mọi nơi.

Bài học, kinh nghiệm xây dựng Singapore trở thành đất nước xanh, sạch đẹp nhất thế giới hiện nay cho thấy biện pháp chế tài nghiêm ngặt để quản lý đô thị, bảo vệ môi trường là liều thuốc đặc trị hiệu quả nhất.

THANH PHƯỚC (Quận 12, TPHCM)