Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Met moi voi thu tuc xay bai dau xe cong cong

"Nếu các sở, ngành thực hiện đúng chỉ đạo của UBND TP, các thủ tục của dự án bãi đậu xe ngầm tại Sân khấu Trống Đồng sẽ hoàn tất sớm. GS-TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (VNCOLD), khẳng định như trên Thực tế cho thấy để xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, cần phải có biện pháp quy hoạch và quản lý đô thị đồng bộ, khoa học, kèm theo chế tài đủ mạnh chữa trị những căn bệnh và khuyết tật của đô thị. Nêu ý kiến tham gia Diễn đàn "Chung tay xây dựng thành phố văn minh, hiện đại", nhiều bạn đọc Báo SGGP đã lưu ý như vậy.

Khi đó, Công ty Đông Dương có thể khởi công dự án ngay trong năm nay" - bà Nguyễn Thị Bảo Quỳnh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đông Dương (chủ đầu tư xây dựng bãi đậu xe ngầm Trống Đồng và Hoa Lư, quận 1), khẳng định vào chiều 22-3.

Thế nhưng bà Quỳnh cho rằng tiến độ thực hiện nhiều thủ tục còn quá chậm. Vướng mắc lớn nhất là do ở Việt Nam chưa có tiền lệ về cho thuê đất không gian ngầm, dẫn đến việc xác định đơn giá thuê đất kéo dài. Mới đây, UBND TP đã đồng ý tạm tính tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn này.

Ông Lê Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Phát triển Không gian ngầm (IUS, chủ đầu tư dự án bãi đậu xe ngầm tại Công viên Lê Văn Tám), cũng cho hay đã phải mất hơn một năm, qua 25 lần giải trình mới được miễn tiền sử dụng đất ở dự án này. Sau tám năm IUS đeo đuổi dự án, chi phí xây dựng đã tăng từ 800 USD/m 2 lên thành 2.000 USD/m 2 . "Tính ra, suất đầu tư cho một vị trí đậu ô tô khoảng 25 m 2 lên đến 50.000 USD. Suất đầu tư quá cao nhưng nếu giữ xe theo giá mà TP quy định thì trong vòng… 120 năm chúng tôi mới thu hồi vốn. Giá giữ xe theo quy định cũng là nút chặn khiến các nhà đầu tư chùn tay" - ông Tuấn nói.

Theo bà Quỳnh, mức phí giữ xe theo quy định chỉ nên áp dụng đối với những bãi đậu xe sử dụng đất công, không có đầu tư xây dựng công trình. Còn ở các dự án này hãy để nhà đầu tư quyết định phí giữ xe theo quy luật cung cầu.

Ông Bùi Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở GTVT, khẳng định việc đầu tư, xây dựng các bãi đậu xe công cộng là nhằm giải quyết nhu cầu bức xúc của người dân. "Sở GTVT sẽ thường xuyên theo dõi, cập nhật tiến độ thực hiện các bãi đậu xe công cộng và tổng hợp đề xuất của các chủ đầu tư về thủ tục, về tiền thuê đất, phí giữ xe… để kiến nghị UBND TP chỉ đạo tháo gỡ" - ông Cường nói.

MINH PHONG


Công nhân đang vá tạm những vết nứt trên thân đập thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Thúy Phương
* Phóng viên: Sau khi Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có kết luận việc rò rỉ nước ở đập thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam), ông nhận định vụ việc này như thế nào ?

- Ông Phạm Hồng Giang: Đập thủy điện Sông Tranh 2 là đập rất lớn và quan trọng, với dung tích lớn thứ 2 ở miền Trung, trên 700 triệu m3, chỉ sau đập hồ thủy lợi Cửa Đạt (1,5 tỉ m3). Đáng chú ý ở miền Trung chỉ có 2 hồ này là có dung tích lớn, số còn lại chỉ khoảng 300 - 400 triệu m3. Việc này rõ ràng các đơn vị liên quan để xảy ra thiếu sót về kỹ thuật dẫn đến mối nguy hiểm như hiện nay, như vậy là rất thiếu trách nhiệm.

* Ông đánh giá như thế nào về nguy cơ đối với những lỗi kỹ thuật tại thủy điện Sông Tranh 2?

- Việc thấm nước xuyên qua thân đập từ phía thượng lưu xuống hạ lưu là điều rất cấm kỵ. Bởi dòng thấm xuyên qua đập chảy xuống phía hạ lưu sẽ phá hoại vật liệu, hư hại đập. Đối với bê tông đầm lăn được áp dụng tại thủy điện Sông Tranh 2 có khả năng chống thấm kém hơn bê tông thông thường vì dùng lượng xi măng ít hơn. Tuy nhiên, công nghệ bê tông đầm lăn cũng có nhiều ưu điểm khác nên hiện đang được thế giới áp dụng chủ yếu trong xây dựng đập thủy điện, thủy lợi. Chính từ hạn chế trong chống thấm nên khi xây dựng đập bằng công nghệ này cần hết sức cẩn trọng trong thiết kế và thi công chống thấm.

Đáng tiếc sự cố đã xảy ra rồi nên việc sửa chữa, khắc phục chống thấm cần được làm khẩn trương và hết sức cẩn trọng. Tôi cho rằng cách khắc phục như hiện nay chỉ là giải pháp tạm thời, "làm đẹp" để nước khỏi phun ra và người dân đỡ sợ chứ đây không phải là giải pháp căn cơ, bền vững.

* Với 6/30 khe nhiệt bị nứt trên đập chính của thủy điện Sông Tranh 2, liệu có đặt ra vấn đề phải phá đập để bảo đảm an toàn cho hạ lưu, thưa ông?

- Sự cố này hoàn toàn khắc phục được nhưng phải thực hiện triệt để và rất tốn kém, mất nhiều thời gian. Có nhiều biện pháp để khắc phục nhưng vấn đề cơ bản cần phải làm là chặn nước ở phía thượng lưu, tháo nước ra khỏi lòng hồ, thậm chí làm đê quai để dẫn dòng tháo nước hồ. Sau đó, dán màng chống thấm trên mặt đập phía thượng lưu hoặc sơn, phun chất chống thấm.

Tuy nhiên, công nghệ tiên tiến hiện nay cũng cho phép dán màng chống thấm ngay trong môi trường nước. Mảng chống thấm thế hệ mới có chất lượng rất tốt và được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Đúng ra từ thiết kế, thi công đã phải tính việc dán màng chống thấm từ ban đầu thì sự cố sẽ khó xảy ra. Vì an toàn công trình, phải làm việc này bởi nếu đập thủy điện, thủy lợi có sơ sẩy thì hậu quả khôn lường. Lưu lượng rò rỉ qua vết nứt sẽ ngày một tăng nhanh sẽ gây hư hại lớn cho đập.

* Trước sự bất cẩn từ chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, giám sát đến thi công thủy điện Sông Tranh 2, ông có khuyến cáo gì?

- Thời gian qua có không ít đơn vị quản lý, xây dựng công trình thủy điện, thủy lợi thiếu trách nhiệm. Đối với công trình thủy điện, thủy lợi thì sự tắc trách, thiếu trách nhiệm sẽ để lại hậu quả rất lớn, nếu xảy ra sự cố lớn thì thiệt hại cả vùng hạ lưu rộng lớn, nhất là con người và việc phục hồi mất rất nhiều thời gian, thậm chí là không thể.

* Qua sự cố này, VNCOLD có kiến nghị hay đề xuất Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương cùng các ngành chức năng tiến hành tổng rà soát chất lượng công trình hồ đập cũng như chấn chỉnh việc thiết kế, thi công, thưa ông?

- VNCOLD đã thành lập một diễn đàn riêng về sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 trên website của hội (www.vncold.vn) để tiếp nhận các ý kiến đóng góp. Sau đó, VNCOLD sẽ tập hợp và có đề xuất cụ thể gửi đến các cơ quan có thẩm quyền và đơn vị liên quan. Trong đó, nêu rõ đây là bài học chung cho việc xây dựng công trình đập thủy điện và cần có chấn chỉnh để tránh sai sót tái diễn.

Hôm nay, công bố kết luận về sự cố

Chiều 22-3, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đã có buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam để kết luận toàn bộ vụ rò rỉ nước của đập thủy điện Sông Tranh 2, nguyên nhân sự cố và đề xuất các biện pháp khắc phục. Kết luận của cuộc họp này được Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Lê Quang Hùng cho biết sẽ công bố trong hôm nay, 23-3.

Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 có tổng vốn đầu tư 5.194 tỉ đồng, xây dựng từ tháng 3-2006. Tổng thầu là Tổng Công ty Xây dựng thủy lợi 4; đơn vị thiết kế là Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1; đơn vị vừa làm chủ đầu tư vừa giữ vai trò tư vấn giám sát công trình là ban quản lý dự án thủy điện 3 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tổng công suất của nhà máy là 190 MW, trung bình mỗi năm sản xuất 679,6 triệu Kwh. Đây là hồ thủy điện vào loại lớn nhất miền Trung, dung tích khoảng 730 triệu m3, nằm cao hơn vùng hạ lưu khoảng 100 m. Đập chính có cao trình 175 m, là một khối bê tông liên hoàn khổng lồ, có 5 cửa xả tràn. Công trình này được thi công theo công nghệ bê tông đầm lăn hiện đại.

T.Dũng - T.Phương - T.Minh


Thế Dũng thực hiện

Từ khóa liên quan

Danh từ
  • phương tiện giao thông công cộng
  • văn minh
  • đô thị
  • chế tài
  • vỉa hè
  • giao thông
  • khu dân cư
Tính từ
  • hiện đại
Động từ
  • quản lý
  • xây dựng
Từ chuyên môn
  • ùn tắc giao thông
  • quy hoạch xây dựng
  • dự án đầu tư xây dựng
Địa danh trong nước
  • Hậu Giang
  • Quận 6

Tin đọc nhiều

  • Khởi công xây đường vành đai 2 Nhật Tân-Cầu Giấy - Vietnam Plus 6209 lượt đọc
  • 'Nứt đập thủy điện do sai sót tất cả các khâu' - VnExpress 4873 lượt đọc
  • Năm 2012 đánh giá trữ lượng thật bể than 210 tỷ tấn - VnExpress 4629 lượt đọc
  • Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông:Đẩy nhanh... - Báo Tin tức 477 lượt đọc
  • Sau động đất, Thủy điện sông Tranh 2 tiếp tục uy hiếp... - Thiennhien.net 432 lượt đọc
  • Vụ nứt bờ đập chính Thủy điện Sông Tranh 2: Hàng trăm... - Đại Đoàn Kết 360 lượt đọc
  • Xây dựng cầu và đường dẫn phía nam cầu Nhật Tân - Báo Tin tức 317 lượt đọc
  • Chuyện ở xã đất đắt và nhiều nhà siêu mỏng như Hà... - CAND Portal 276 lượt đọc

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Xe chở thép lật nhào, tài xế may mắn thoát nạn - Dân Trí
  • Qua hai cửa nghiệm thu vẫn rò rỉ - SGTT
  • Khai trương Trung tâm Thông tin tiếp thị KĐT Ciputra - Hà Nội Mới
  • Tin vắn - Hà Nội Mới
  • Xã Hương Sơn (Mỹ Đức):Chú trọng đầu tư hạ tầng sản xuất và dân sinh - Hà Nội Mới

Các bài khác

  • Vụ đập thủy điện sông tranh 2 bị rỉ nước: Cách khắc phục chưa căn cơ - Người Lao Động
  • Thờ ơ với an toàn lao động - SGGP
  • Nhà đầu tư bãi đậu xe than phiền về thủ tục pháp lý - SaigonTimes
  • Xây đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy - Tuổi Trẻ - Địa Ốc
  • Dệt 'áo xanh' cho rừng Tây Bắc - VnExpress

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Sư Tử (23/07-23/08)

Nếu bạn giúp đỡ một ai đó làm điều mà họ không thể làm, bạn sẽ không bị thiệt thòi đâu. Hãy biết cách tận dụng mọi cơ hội dù là nhỏ nhất để tiến lên. Tối nay cẩn thận với đồ ăn cay nhé, bụng dạ dễ bị bất ổn lắm đấy.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

Chú trọng vai trò quy hoạch xây dựng

Từ nhiều năm qua trên khắp cả nước, việc quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị thể hiện sự thiếu tầm nhìn cho phát triển dài hạn. Không chỉ các khu phố cũ có tình trạng đường nhỏ, vỉa hè hẹp, mà ngay tại nhiều khu đô thị mới vẫn quy hoạch lòng lề đường nhỏ hẹp, không phù hợp cho hướng phát triển mở rộng và thiếu đồng bộ về hạ tầng dân sinh, từ đó phát sinh ách tắc giao thông.

Người dân trên đường Hậu Giang quận 6 quét rác trên vỉa hè, giữ vệ sinh đường phố. Ảnh: Cao Thăng

Muốn giải quyết tận gốc nạn ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn hiện nay, phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp và cần có lộ trình phù hợp, mà trước tiên cần phải xác định đúng nguyên nhân nào là chính: Do lòng đường hẹp, do vỉa hè không thông thoáng, do ô tô, do xe cá nhân, do phân làn tuyến, do xe buýt, do trùng giờ học và giờ làm…? Từ đó sẽ có những giải pháp cụ thể, trực tiếp và hợp lý, không áp dụng chung một hoặc vài giải pháp cho tất cả mọi tuyến đường và mọi thời điểm. Các giải pháp tình thế hiện nay như bố trí lệch giờ học và tan ca, bố trí đường một chiều, phân luồng tuyến rẽ… cũng chỉ tạm thời giải quyết được tình trạng kẹt xe trong thời gian ngắn, rồi cũng sẽ tái diễn.

Ở nước ta, bất kỳ dự án xây dựng, giao thông dù lớn, dù nhỏ nào cũng do nhiều ngành thẩm định trước khi được phê duyệt và thực hiện, do vậy rất cần các cơ quan quy hoạch, xây dựng, giao thông… làm tốt trách nhiệm tham mưu của mình, có tầm nhìn xa và toàn cục, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả quản lý và phát triển đô thị.

NGUYỄN VĂN THƯỚC (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau)

Phát triển các phương tiện giao thông công cộng hiện đại

Ngày xưa, con người chỉ cần đường mòn để đi lại là đủ; đến khi xuất hiện xe ngựa, đường sá phải được mở rộng và bằng phẳng hơn. Sự phát triển của các loại phương tiện tham gia giao thông hiện đại, đòi hỏi phải phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường sá, nhà ga, bến bãi… tương ứng.

Tại các nước phương Tây, phương tiện giao thông công cộng hiện đại như tàu điện ngầm, tàu cao tốc trên cao đã giải quyết rất cơ bản vấn nạn kẹt xe, ùn tắc giao thông.

Chắc chắn người dân sẵn sàng chuyển đổi từ đi xe gắn máy sang các phương tiện giao thông công cộng đó khi nó chứng minh được tính ưu việt. Từ ngoại thành và các tỉnh lân cận, người dân chỉ cần đến các nhà ga tàu điện ngầm để vào trung tâm thành phố, và đến các nơi cần đến. Đó là một yêu cầu phải được đảm bảo của một thành phố văn minh, hiện đại.

Do ngân sách không đủ trang trải cho việc đầu tư các phương tiện giao thông công cộng hiện đại, các nước đã cho tư nhân đầu tư khai thác, và cho phép quảng cáo trên các phương tiện giao thông công cộng này...

LÊ VIẾT HÀO (TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Quản lý đô thị với chế tài đủ mạnh

Qua cuộc vận động lớn "Toàn dân xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư", nhìn chung bộ mặt đô thị đã xanh, sạch đẹp hơn, trong đó nhiều khu dân cư, tuyến đường, con hẻm đã thông thoáng, không còn rác thải bừa bãi. Tuy nhiên, sự chuyển biến về ý thức, hành vi tuân thủ nếp sống văn minh trong cộng đồng vẫn chưa sâu rộng. Còn nhiều hành vi xấu như xả rác bừa bãi; phóng nhanh, vượt ẩu khi tham gia giao thông; phát ngôn, ăn mặc và cư xử thiếu văn hóa nơi công cộng… vẫn tồn tại. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, đường hẻm và không gian đô thị để buôn bán, quảng cáo diễn ra khắp mọi nơi từ tuyến đường lớn nhỏ đến khu dân cư, đang tạo ra cảnh nhếch nhác, rất khó coi.

Chính vì thế, để xóa dần những thói quen xấu trong nỗ lực xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, cần phải có biện pháp quản lý đô thị nghiêm ngặt, trong đó tập trung các giải pháp chấn chỉnh cảnh quan đô thị, kiên quyết dẹp nạn lấn chiếm lòng lề đường, không gian công cộng, kiểm soát rác thải và bảo vệ môi trường. Chúng ta không thể hô hào vận động suông mà phải xử phạt thật nghiêm, thật nặng những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng TP văn minh, hiện đại, qua đó sẽ loại bỏ dần thói quen xấu và tập cho người dân có ý thức, trách nhiệm giữ gìn TP văn minh, hiện đại ở mọi lúc, mọi nơi.

Bài học, kinh nghiệm xây dựng Singapore trở thành đất nước xanh, sạch đẹp nhất thế giới hiện nay cho thấy biện pháp chế tài nghiêm ngặt để quản lý đô thị, bảo vệ môi trường là liều thuốc đặc trị hiệu quả nhất.

THANH PHƯỚC (Quận 12, TPHCM)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét