Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

4 thang dau nam tai TPHCM Gan 8.300 doanh nghiep giai the

4 tháng đầu năm trên địa bàn TPHCM, có gần 8.300 doanh nghiệp (DN) làm hồ sơ ngưng hoạt động, giải thể tại cơ quan thuế. Theo một số chuyên gia kinh tế, chưa bao giờ hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng DN Việt Nam lại thê thảm như vậy. Trong phong thủy, quầy lễ tân thuộc khu vực minh đường. Đây cũng chính là nơi tụ khí. Nếu bố trí hợp lý, công việc kinh doanh sẽ phát triển, hưng thịnh. Về mặt kỹ thuật đây là đập trọng lực, công nghệ bê tông đầm lăn, nhiều nước đã áp dụng như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Đập được thiết kế có độ an toàn rất cao và đã có tư vấn độc lập để kiểm tra thiết kế. Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã giao cho các chuyên gia đầu ngành kiểm tra và khẳng định về mặt thiết kế là an toàn. Về mặt chịu lực của nền thủy điện là an toàn. Có một yếu tố đó là rò rỉ nước, thấm
4 tháng đầu năm tại TPHCM: Gần 8.300 doanh nghiệp giải thể

Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ thuế tại Cục Thuế TPHCM. Ảnh: Kim Ngân

Nhiều DN "chết lâm sàng"

Có nhiều DN đầu tư dự án nhưng sử dụng vốn vay lên đến 90%. Nay, trước tình hình kinh tế khó khăn, bất động sản đóng băng, hàng hoá bán không được, những "đại gia" mang nợ không trả nổi lãi suất đã lâm vào tình trạng phá sản. Nhiều dự án bất động sản bán không được trong khi DN phải trả lãi suất từng ngày.

Do vậy, không ít DN phải rao bán để thoát khỏi nợ nần. Bởi nếu không bán được thì lãi suất sẽ "ăn" dần vào vốn. Một chủ DN bất động sản ở Thủ Đức có tài sản là 50% giá trị một dự án chung cư cao tầng ở quận 2. Khi đầu tư, DN phải vay vốn, không ngờ lãi vay ngân hàng trên 20%-22%/năm, trong khi hàng bán không được nên lãi suất đã "ăn dần" gần hết tài sản của mình.

Một chuyên gia kinh tế cho biết, sở dĩ những DN thoi thóp chưa "chết" hẳn là do các ngân hàng không dám động tay kê biên tài sản. Nguyên nhân trước đây ngân hàng cho vay vốn đầu tư vào dự án với tỷ lệ cao, 70%-90% trị giá đầu tư nên nay bất động sản xuống còn 50% thì có thanh lý tài sản vẫn không thu hồi được vốn, nên đành... ngậm bồ hòn làm ngọt!

Còn các DN sản xuất kinh doanh gặp khó do phải thu hẹp sản xuất, hàng tồn kho, sản xuất không đủ tiền trả nợ vay. Ở Việt Nam có đến 90% DN là DN nhỏ và vừa. Ở thời điểm khó khăn này, DN nhỏ và vừa là đối tượng bị tác động nhiều nhất, bị áp lực cạnh tranh nặng nề nhất, thậm chí muốn vay vốn cũng không được vì hầu hết DN này không có hồ sơ sổ sách kế toán đầy đủ để chứng minh cho ngân hàng.

Bà Trần Thuỳ L., giám đốc một công ty TNHH nhựa cho biết: Đến 40% sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Hàng tồn kho nhiều khiến sản lượng của công ty cũng giảm mạnh và kéo theo nhiều khó khăn khác như đọng vốn, thiếu tiền trả lãi vay, nợ lương công nhân, thiếu vốn để tái sản xuất…

Giúp doanh nghiệp vượt khó

Ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó Cục trưởng Cục Thuế TPHCM cho biết, tính từ đầu năm đến nay, có 8.293 DN trên địa bàn TPHCM thông báo với cơ quan thuế để ngưng hoạt động, giải thể. Nếu tính cả số hộ kinh doanh cá thể thì tổng số DN, hộ kinh doanh cá thể ngừng hoạt động hoặc giải thể lên đến 38.284 đơn vị.

Tương tự như vậy, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vừa công bố kết quả điều tra, trong quý 1-2012, đã có khoảng 30% DN đứng trước nguy cơ ngừng sản xuất, kinh doanh. Thống kê của Hải quan cũng cho thấy, DN tham gia xuất khẩu đã giảm từ 800 đơn vị trong quý 1-2011 xuống còn khoảng 500 đơn vị trong quý 1-2012. Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, chỉ số hàng tồn kho tính đến tháng 4-2012 đã tăng hơn 32% so với cùng kỳ.

Giải bài toán khó cho DN bằng cách nào là câu hỏi mà lâu nay còn lúng túng. Bởi chính sách hạ lãi suất, khơi thông luồng vốn cho DN được thực hiện không hiệu quả. Nguyên nhân, do chi phí đầu vào tăng trong khi giá bán sản phẩm lại giảm nên dù một số ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất ưu đãi DN vẫn không dám vay vì "đầu ra" cho sản phẩm là rất khó khăn, dần bị thu hẹp.

Còn giải pháp giãn, giảm thuế càng không hiệu quả, bởi DN rơi vào khó khăn, không có lãi thì đâu phải nộp thuế mà dùng đến chính sách giãn, giảm thuế của nhà nước.

Do vậy, để cứu DN thoát khỏi khó khăn, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh các giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại (hiện nay số nợ xấu ở các ngân hàng thương mại của TPHCM là 36.924 tỷ đồng). Và quan trọng hơn hết là tìm đầu ra cho DN, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh bán hàng để DN bán được hàng hoá, khơi thông dòng tiền trong sản xuất kinh doanh cho DN.

Hàn Ni

Màu sắc

Khi trang trí, nên dùng màu đỏ hoặc tím để tạo không gian bắt mắt và mang lại may mắn, thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty.

Quầy lễ tân kỵ không đặt các đồ vật trang trí có hình tam giác.


Quầy tiếp tân hợp phong thủy sẽ mang lại may mắn cho công việc kinh doanh

Lối ra vào

Cửa ở lối ra vào chính hay các cửa ra vào khác cần tương xứng với tòa nhà. Nếu dùng cửa 2 cánh, cả hai phải được mở rộng để dòng khí di chuyển vào tòa nhà. Loại cửa xoay giúp luân chuyển năng lượng ở lối ra vào, nhưng chỉ thích hợp với những tòa nhà văn phòng lớn.



Cửa chính phải dễ mở và không được quá nặng nếu không chúng sẽ làm tiêu hao năng lượng cá nhân.

Nếu có cửa sổ đặt đối diện ngay với cửa chính, cần đặt một số cây cảnh để ngăn chặn dòng khí đi vào tòa nhà rồi qua cửa sổ đi thẳng ra ngoài, không kịp luân chuyển bên trong tòa nhà.

Bàn tiếp khách

Khách đến công ty, khi bước qua cửa chính, phải nhìn thấy ngay bàn tiếp khách. Nhưng tránh đặt bàn quá gần hoặc đối diện ngay cửa chính, vì tạp âm có thể gây ảnh hưởng không tốt đến các nhân viên trực tại bàn lễ tân. Ghế ngồi của nhân viên tiếp tân thoải mái, vững chãi, phía sau có tường che chắn.



Khu vực tiếp khách

Luồng khí ở khu vực này được coi là rất quan trọng. Nó luôn phải trong lành và có sự luân chuyển tốt. Vì vậy, quạt máy, cây xanh và những vật trang trí từ nước đóng vai trò khá quan trọng ở đây.



Ở khu vực tiếp khách người ta thường đặt hồ cá. Những con cá nhỏ, linh hoạt, tạo năng lượng tích cực, rất phù hợp với các công ty thương mại. Trong khi những con to, bơi chậm chạp tạo cảm giác an bình lại thích hợp cho các bệnh viện hay phòng mạch.

Sưu tầm

nước, cần phải được khắc phục. Hiện trên thế giới có hơn 600 đập, hiện tượng thấm nước xảy ra nhiều và đều khắc phục được. Bộ Xây dựng và chủ tịch Hội động nghiệm thu Nhà nước về xây dựng đã yêu cầu chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thủy điện khẩn trương khắc phục rò rỉ xong trước mùa mưa lũ. Và yêu cầu tiếp tục có một tư vấn độc lập của Nhật Bản kiểm tra toàn diện an toàn của đập, đảm bảo hoạt động an toàn.

Dap thuy dien Song Tranh 2 da an toan tu khi tich nuoc


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét