Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Chon san pham duoi bat con trung

GiadinhNet - Mùa mưa là thời điểm muỗi và các loại côn trùng phát triển mạnh. Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm bảo vệ con người khỏi sự tấn công của côn trùng với giá từ vài trăm ngàn đến hơn 1 triệu đồng. GiadinhNet - Thị trường bất động sản cho thuê xuất hiện những biến động trái chiều: (TBKTSG Online) - Thị trường mới mở cửa Myanmar không những thu hút nhiều doanh nhân Việt Nam sang tìm hiểu cơ hội làm ăn mà khách du lịch cũng đang hướng đến điểm đến mới này. Hiện đang có tình trạng khá lạ, dù trong mùa làm ăn khó khăn của doanh nghiệp du lịch, nhưng lại không lo không có khách mà chỉ lo thiếu vé máy bay đến Myanmar.

1. Cửa lưới chống muỗi tự cuốn


Khảo sát của PV Báo GĐ&XH, sản phẩm mới hạn chế côn trùng của mùa hè 2012 là cửa lưới chống muỗi có thể cuốn gọn mà vẫn đảm bảo ngăn ruồi, muỗi, gián, chuột hoặc các vật lạ xâm nhập vào trong.

Hiện trên thị trường có nhiều loại lưới với giá cả từ vài trăm ngàn đến hơn 1 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, để việc cuốn lên - thả thường xuyên được tiện lợi và bền, người tiêu dùng nên chọn loại lưới sợi thuỷ tinh phủ nhựa PVC dệt bằng sợi thuỷ tinh chéo nhau (nhập khẩu từ Italia), đường kính khoảng 0,3mm, tráng nhựa Vinyl (hay nhựa PVC) cùng một số chất phụ gia chống cháy và sự bào mòn của thời tiết. Các chất phụ gia giúp tăng khả năng chống tia cực tím (khoảng 70%), bảo vệ đồ nội thất trong nhà. Cửa lưới sợi thuỷ tinh phải lắp đặt ở cửa trên cao để tránh bị chó, mèo làm xước, rách mắt lưới. Mỗi tháng nên vệ sinh một lần.

Chọn sản phẩm đuổi bắt côn trùng
Cửa lưới chống muỗi bảo vệ bạn an toàn hơn. Ảnh:  H.D

2.Màn chống côn trùng


Các bếp ăn tập thể, nhà máy, công xưởng chế biến thực phẩm… nên dùng màn nhựa chống côn trùng. Có 2 loại màn nhựa là loại trơn mịn và loại có gân đều làm từ nhựa PVC của hãng MAVIFLEX (Pháp) vừa chống côn trùng, vừa đẹp thoáng, lại không có chất DOP gây hại cho sức khoẻ con người. Màn nhựa mềm dẻo, bền, hay dùng làm rèm cửa cho kho lạnh, cửa ra vào xưởng, vách ngăn, phòng sạch... lại ngăn cách hiệu quả côn trùng, bụi bẩn, tiếng ồn, mùi hôi xâm nhập vào bên trong.

3. Đèn diệt côn trùng


Khi côn trùng đã bay vào phòng rồi cần dùng đèn diệt côn trùng, thường treo cao 1,8m, phát ra ánh sáng hút côn trùng bay vào và đốt cháy chúng bằng lưới tích điện (có lưới bảo vệ ngoài để tránh tay trẻ em sờ phải). Có 2 loại đèn diệt côn trùng: Loại công suất nhỏ (phòng 16 - 50 m2) và loại công suất lớn (phạm vi 150m2), sử dụng đèn huỳnh quang phát ra tia cực tím sóng A để thu hút côn trùng đến và phóng điện tiêu diệt. Đèn dùng nguồn điện 220V, tuổi thọ 8.000 - 10.000giờ.


4. Quạt chắn gió chống côn trùng


Ở những nơi cần mở cửa thường xuyên cho khách ra vào như nhà hàng, siêu thị, chợ… có quạt chắn côn trùng gắn trên cửa ra vào (có loại 0,6m, 0,9m, 1,2m, 1,5m), có điều khiển hoặc không. Quạt gió này đẩy luồng gió từ trên xuống tạo thành một màn gió và có 2 công dụng là: Cản côn trùng từ bên ngoài bay vào (ngăn côn trùng) và ngăn sự trao đổi nhiệt hai chiều (cản nhiệt).

5. Máy bắt muỗi trong nhà


Đã có từ vài năm nay, có cả máy dùng ngoài trời và máy dùng trong nhà. Mới nhất là máy Patriot của hãng Mosquito Magnet, dùng nhiên liệu là propane để sản sinh ra carbon dioxide (CO2) gần giống hơi thở của con người, kết hợp với chất octenol hay lurex để thu hút côn trùng, có thể bắt nhiều loại muỗi từ muỗi vằn, muỗi anophen, ruồi đen, ruồi vàng… Nguyên lý máy dùng ánh sáng cực tím hút côn trùng lao vào bên trong rồi không thể thoát ra.

6. Móc chìa khoá đuổi muỗi Sonic


Máy nhỏ như móc chìa khoá nhưng rất hữu dụng, âm thanh nhẹ, có đèn LED tích hợp ở đầu, phát ra âm tần đuổi muỗi. Thiết bị có 2 chế độ hoạt động là yên lặng và âm thanh nhẹ. Máy có thể bỏ túi, đeo người khi ngồi câu cá, dạo bộ, thư giãn trong vườn hoa, công viên… sẽ không bị côn trùng hút máu quấy rầy.

7. Máy hút côn trùng


Đây là sản phẩm của hãng Electronic Bug Vacuum hút chân không chạy pin sạc, gọn, có cán dài để với tới trần nhà – nơi côn trùng hay bám bẩn, đặc biệt là ban đêm khi đèn điện bật sáng mà không thể đập, hay dùng chổi lông phẩy đi.


Các loại máy, đèn chống muỗi hầu hết của Việt Nam và Trung Quốc, giá từ 210.000 – 500.000đ đều quảng cáo là sẽ diệt sạch muỗi, không có mùi khó chịu, có thể diệt vi khuẩn, khử mùi hôi, không gây tiếng nổ hay ồn khi diệt muỗi và côn trùng.

Các loại máy móc, đèn diệt muỗi, côn trùng, chuột… chưa được hội đồng khoa học công nghệ nào công nhận, mới là những thí điểm. Nhưng do hiện nay nhà sản xuất có quyền công bố chất lượng và tự chịu trách nhiệm với sản phẩm nên họ tung ra bán. Hiện cũng chưa có một cơ quan nào kiểm định tác dụng của các loại máy này.
(Theo GS. TS Trần Hồng Côn, ĐH Quốc gia Hà Nội)

Trà Giang

Nhiều toà nhà thương mại vắng khách phải chuyển đổi công năng, trong khi các khu chung cư dùng để ở lại xuất hiện nhiều… văn phòng, công ty! Các chuyên gia cho rằng, với cơ chế nửa vời thì thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay, vi phạm công năng nhà đất sẽ ngày càng tăng.

Chỗ để ở đắt hàng, nhà văn phòng èo uột

Chỗ để xe quá tải vì chung cư có văn phòng. Ảnh: TG

Chung cư thành trụ sở


Ở Hà Nội, theo khảo sát tại khu đô thị Mỹ Đình I, khu đô thị Mỹ Đình II, các Khu đô thị Nam Trung Yên, Nguyễn Chí Thanh, Làng Quốc tế Thăng Long… đang tồn tại hàng trăm văn phòng cho thuê, thậm chí nhiều tầng nhà chung cư được sử dụng làm nơi bán hàng, kinh doanh, có nơi lấn chiếm diện tích sử dụng chung.


Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Hy, Trưởng ban công tác mặt trận Làng Quốc tế Thăng Long (Cầu Giấy) cho biết: "Hai năm trở lại đây, việc sử dụng nhà chung cư sai mục đích trong Làng tăng cao hơn vì giá thuê nhà ở để làm văn phòng bao giờ cũng rẻ hơn là thuê nhà thương mại. Chúng tôi sẽ "mạnh tay" đối với việc sử dụng nhà sai mục đích. Các ban quản trị trong Làng đã đi đến thống nhất sẽ yêu cầu các chủ sở hữu không tiếp tục cho các văn phòng gây ồn ào, có nhiều người ra vào thuê, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Chúng tôi sẽ tiến hành rà soát lên phương án xử lý. Nếu chủ căn hộ cố tình không thực hiện yêu cầu của Ban quản trị, bảo vệ sẽ không cho người thuê hoặc khách làm việc lên căn hộ".

Còn chị Lê Thị Hoa, một cư dân tại nhà B3, Làng quốc tế Thăng Long bức xúc: "Nhiều công ty, văn phòng trong toà nhà khiến trật tự trị an bị ảnh hưởng: tầng hầm để xe quá tải, vệ sinh công cộng không đảm bảo, giờ nghỉ trưa của người dân thì các công ty, văn phòng lại ồn ào vì đó là giờ tan tầm, nói chuyện lớn khi rủ nhau đi ăn trưa…"

Văn phòng hoá nhà mi-ni


Trong khi đó, Hà Nội lại có không ít toà nhà thương mại bỏ trống vì không có khách. Để tìm lối thoát cho việc thu hồi vốn, không ít chủ đầu tư đã phải xoay đủ chiều, thậm chí chuyển mục đích sử dụng. Ông Nguyễn Hoàng Khang (phố Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội) vay mượn xây văn phòng cho thuê cao 7 tầng trên diện tích đất là 322 m2. Nhưng toà nhà sang trọng, khánh thành sau 3 tháng nhưng mới cho thuê được 5/32 phòng. Ông Khang cười buồn: "Tôi đã cho thuê với mức giá khá mềm so với giá thuê mặt bằng làm văn phòng từ 5-8 triệu đồng/tháng/phòng 40 - 60m nhưng khách chỉ đến xem rồi lại đi. Họ chê rằng giá cao, rằng không có tầng hầm để xe, không có bộ phận quản lý chuyên nghiệp... Trong khi hàng tháng tôi vẫn phải trả lãi ngân hàng vì trước đó vay để thuê thiết kế, đầu tư xây dựng. Gần như hết lối thoát cho toà nhà tôi đành phải cho thợ đến sửa chữa, ngăn đôi toà nhà, tách làm 2 cổng. Một nửa  làm nhà nghỉ, nửa còn lại làm chung cư mini để bán hoặc cho thuê".


Ông Nguyễn Công Tuấn, Giám đốc Trung tâm kinh doanh bất động sản Tuấn Minh, Hà Đông, Hà Nội cho biết: "Tôi định "nhảy dù" nhưng bị "đứt dù" sau khi quyết tâm xây dựng một toà nhà thương mại gần khu đô thị An Khánh. Nguồn cung văn phòng cho thuê, căn hộ dịch vụ đều dồi dào, người thuê có quyền chọn những toà nhà có vị trí tốt, dịch vụ quản lý chuyên nghiệp và giá tốt. Biết mình thua, tôi chạy vạy để chuyển đổi mục đích sử dụng sang chung cư mini nhưng không dễ. Trong khi đó, tôi biết rất nhiều các nhà xây dựng vì mục đích thương mại nhỏ lẻ có thể thay đổi công năng một cách tự do. Nhưng với những toà nhà lớn phải xin phép và mất nhiều thời gian".

Cấm nửa vời, phạt nhẹ hều


Năm 2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 08/2008/QĐ-XD Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư. Tại điều 23 quy định rõ: "Những hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng nhà chung cư là phân chia, chuyển đổi phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung trái quy định; Gây tiếng ồn quá mức quy định; làm ảnh hưởng đến trật tự, trị an nhà chung cư".


Tháng 12/2010, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng không thực hiện cấp mới giấy phép đăng ký kinh doanh cho các công ty đặt trụ sở tại căn hộ nhà chung cư.


Trước đó, tháng 11/2009, Bộ Xây dựng đã đưa ra quyết định cấm cho thuê văn phòng tại các khu chung cư với lý do các chủ sở hữu căn hộ tự ý chuyển mục đích sử dụng từ nhà ở sang làm văn phòng…


Tuy nhiên, các quy định đưa ra mới chỉ cấm nhà chung cư làm kinh doanh và mức phạt chưa đủ sức răn đe: Điều 38, Nghị định 126 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà, quy định việc xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư như sau: "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi: sử dụng hoặc cho người khác sử dụng trái với mục đích quy định; làm ảnh hưởng đến trật tự, trị an; gây ô nhiễm nhà chung cư". Ngoài hình thức phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị "Buộc thực hiện đúng các quy định về sử dụng nhà chung cư". Và mức phạt hiện hành cao nhất là theo Nghị định 23, "tổ chức, cá nhân sử dụng nhà ở trái mục đích bị phạt tiền 20-30 triệu đồng".


Thiết nghĩ, Bộ Xây dựng cần xây dựng chế tài đủ "nặng" và lộ trình rõ ràng. Vấn đề này còn liên quan đến hàng loạt các văn bản pháp quy khác như Luật Doanh nghiệp, do vậy ngoài việc xác định rõ lực lượng thực thi, cần có sự phối hợp với các cơ quan liên quan như thuế, đăng ký kinh doanh… Nếu không có các biện pháp đồng bộ, việc xử lý chung cư sử dụng trái mục đích rất dễ rơi vào tình trạng cấm cứ cấm, vi phạm vẫn gia tăng.

Mai Hạnh

Đào Loan

Ký kết hợp tác giữa doanh nghiệp Myanmar và Việt Nam - Ảnh: TL

>>> Doanh nghiệp du lịch nhắm đến thị trường Myanmar

>>>Doanh nghiệp gặp khó vì chưa hiểu thị trường Myanmar

>>> Doanh nghiệp quan tâm thị trường Myanmar

>>> Đầu tư vào Myanmar: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam

Số lượng công ty du lịch tại TPHCM bán tour đi Myanmar chưa nhiều, nhưng những công ty này đều cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online biết tình hình như trên, với điểm đến Myanmar thì chỉ cần có vé máy bay là có thể bán tour.

"Khách lẻ đăng ký tour đi Myanmar trong hè này khá nhiều nhưng hiện tại muốn mua vé thêm cho tháng sau (tháng 6-2012) cũng không được", ông Từ Quý Thành, Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang Travelink nói.

Ông Đặng Trung Nghĩa, Phó tổng giám đốc Fiditourist, cho biết hàng tháng công ty đều có đoàn khách du lịch hoặc khách thương mại đi Myanmar, hiện nhân viên đang chạy để lo vé cho tháng 6-2012 vì khách nhiều mà không thể tìm được vé máy bay.

Fiditourist là công ty lữ hành duy nhất ký kết hợp tác với doanh nghiệp lữ hành Myanmar trong chuyến làm việc của UBND TPHCM với Myanmar vào tháng 3-2012.

Hiện chỉ có Vietnam Airlines có đường bay nối 2 nước, qua 2 cửa ngõ là TPHCM và Hà Nội. Nếu muốn, du khách cũng có thể chọn quá cảnh tại Bangkok của Thái Lan nhưng sẽ mất thời gian hơn. Các công ty du lịch đang bán tour 5 ngày đi Myanmar với giá từ 12-13 triệu đồng.

Một số công ty du lịch cho rằng, thị trường mới mở cửa này đang thu hút số lượng lớn doanh nhân Việt Nam sang tìm hiểu môi trường đầu tư, thương mại nên hàng không dành ưu tiên hơn cho khách lẻ vì có thể bán giá cao hơn. Khách đoàn của các công ty du lịch phải chờ.

"Phía Myanmar có nói rằng có thể Myanmar Airlines sẽ bay đến Việt Nam. Nếu có thì việc khai thác thị trường sẽ dễ dàng hơn hoặc nếu Vietnam Airlines tăng chuyến thì du lịch sẽ bán được nhiều tour hơn", ông Nghĩa nói.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét