Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Lam quen voi day chuyen san xuat sieu xe cua Morgan

- Nếu bạn đang thắc mắc về quy trình sản xuất của một chiếc Morgan thì có lẽ bạn sẽ không phải chờ đợi quá lâu để tìm được câu trả lời. (Dân trí) - Không đồng tình với phương án đền bù bất hợp lý với công sức lao động đã bỏ ra trên diện tích đất 5.023 m2 gần 30 năm qua, ông Ngọc tiếp tục làm đơn khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền nhưng vẫn chưa được huyện Duy Tiên giải quyết dứt điểm. Trong đầu quý II/2012, không dưới 20 dự án căn hộ, nền đất tại TPHCM sẽ được tung ra thị trường

Qua hơn 100 năm lịch sử phát triển của ngành công nghiệp ô tô thế giới, nếu phải chọn ra một cái tên đặc biệt nhất – nếu không muốn nói là dị thường nhất, thì ắt hẳn đó phải là Morgan. Được điều hành bởi ba thế hệ ruột thịt liên tiếp nhà Morgan, công ty gia đình này chưa từng một lần làm ăn thua lỗ trong suốt 101 năm tồn tại của mình, cho dù ngoài kia thế giới các nhà sản xuất khác có đang vật lộn vì khủng hoảng nặng nề như thế nào đi chăng nữa.

Thêm vào đó, công ty này cũng chưa từng phải đối mặt với bất kỳ một cuộc đình công nào của công nhân. Rất nhiều người gắn bó cả đời mình với nhà Morgan, thậm chí con cháu họ sau này cũng làm ở đây.

Cho đến tận ngày nay Morgan cũng chỉ có khoảng 160 công nhân và chế tạo khoảng 500 đến 600 chiếc mỗi năm. Nói đến Morgan người ta nghĩ ngay đến một hãng xe thể thao Anh quốc chuyên ra lò những sản phẩm thủ công tinh xảo có kiểu dáng độc đáo và mang đậm phong cách cổ điển. Tuy nhiên, hành trình ra đời một chiếc xe Morgan mang đậm phong cách classic không phải là điều mà bất cứ ai cũng biết được.
Làm quen với dây chuyền sản xuất siêu xe của Morgan
1. Nhà máy của Morgan Motor Cars Ltd được đặt tại Malvern, Worcestershire, Anh
với công việc chủ yếu là cho ra đời những chiếc xe mang phong cách cổ điển và đặc trưng nhất của hãng.


Làm quen với dây chuyền sản xuất siêu xe của Morgan
2. Lắp ráp khung gầm là giai đoạn đầu tiên trong quá trình thiết kế khung gầm của xe.
Làm quen với dây chuyền sản xuất siêu xe của Morgan
3. Hệ thống khung được đặt lên một bộ khung khác để sẵn sàng lắp ráp vào cơ thể nhôm, quá trình này có thể mất 3 ngày.
Làm quen với dây chuyền sản xuất siêu xe của Morgan
4. Khung gầm và khung ốp được gắn kết với nhau
Làm quen với dây chuyền sản xuất siêu xe của Morgan
5. Sau khi lắp ráp được khung gầm, các khâu tiếp theo sẽ được lắp ráp tại một khu vực khác.

Làm quen với dây chuyền sản xuất siêu xe của Morgan
6. Lắp ráp vô lăng
Làm quen với dây chuyền sản xuất siêu xe của Morgan
7. Những chiếc xe được nâng lên khỏi sàn để sơn.
Làm quen với dây chuyền sản xuất siêu xe của Morgan
8. Một người thợ đang sơn cho chiếc Morgan.
Làm quen với dây chuyền sản xuất siêu xe của Morgan

9. Sau khi sơn, ghế da, ghế cửa sổ đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Làm quen với dây chuyền sản xuất siêu xe của Morgan
10. Kỹ thuật viên kiểm tra các chi tiết kỹ thuật trên chiếc Aero
Làm quen với dây chuyền sản xuất siêu xe của Morgan
11. Phần mui mềm của một chiếc xe đang được chăm sóc.
Làm quen với dây chuyền sản xuất siêu xe của Morgan
12. Sau khi hoàn tất chiếc xe được cho đi thử nghiệm. Đây là khâu không thể thiếu trong quá trình sản xuất.
Theo Dailymail
Làm quen với dây chuyền sản xuất siêu xe của Morgan

Người nhà ông Ngọc đau xót chỉ mảnh đất gia đình cải tạo gần 30 năm nay chỉ nhận được 2,2 triệu đồng đền bù.

Ông Ngọc là "chủ" đất

Trở lại với nguồn gốc mảnh đất 5000m2 hoang hóa gần 30 năm trước, ông Phạm Văn Quyền, nguyên Chủ tịch UBND xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên thời bấy giờ (năm 1982) khẳng định, phần đất này giao cho Quân đội nhưng không làm được, Hợp tác xã có gọi nhân dân 3 thôn đến chia nhưng không ai nhận. Sau nữa là đưa ra cho thầu nhưng cũng không ai nhận.

Cuối cùng, năm 1982, các đồng chí cán bộ HTX và UBND xã đã vận động ông Ngọc nhận làm. Gia đình ông Ngọc đã mất 10 năm đầu vất vả, khó khăn, bỏ ra nhiều công sức, tiền của để san lấp, đắp bờ, cải tạo mới trở nên màu mỡ và khai thác kinh tế được.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Xuân Nghi, 78 tuổi, cũng xác nhận việc: Năm 1982, ông Ngọc xin vùng đất ao, ruộng hoang hóa của xã để cải tạo, sử dụng. "Khi đó, vùng ruộng, ao này đã có nhiều đơn vị đến làm nhưng không làm được; ông Ngọc đã sử dụng sản xuất từ đó đến nay" – ông Nghi nêu rõ.

Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, ông Ngọc cũng cung cấp cho chúng tôi đầy đủ các chứng từ về thuế sản xuất và các biên nhận của Ban Quản trị Hợp tác xã xã Tiên Tân về việc liên tục trong nhiều năm, từ 1989, gia đình đã phải san lấp, cải tạo các khu ruộng, đắp bờ, san gò, đống… để cải tạo diện tích đất nói trên.

Đối chiếu với các điều khoản trong Luật Đất đai và các văn bản liên quan thì phần đúng nghiêng về phía gia đình ông Lê Hồng Ngọc. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về hình thức giao sử dụng đất công ích, đối chiếu theo Luật Đất đai, nếu thực sự đất nhà ông Ngọc đang sử dụng là đất công ích thì phải được UBND xã cho thuê, có hợp đồng và không quá 5 năm. Nhưng trên thực tế, UBND xã Tiên Tân không hề có hợp đồng khoán thầu cũng như văn bản đấu giá nhận thầu với diện tích đất gia đình ông Ngọc cải tạo, sản xuất gần 30 năm qua.

Thứ hai, về nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, nếu như chính quyền các cấp từ xã đến tỉnh Hà Nam khẳng định đất gia đình ông Ngọc khai hoang, đang sản xuất thuộc quỹ đất công ích thì người nộp thuế SDĐNN phải là UBND xã Tiên Tân. Tuy nhiên, thực tế gần 30 năm qua, gia đình ông Ngọc lại là người nộp thuế SDĐNN.

Theo đó, gia đình ông Ngọc mới là người sử dụng đất vì là hộ nộp thuế, điều này căn cứ vào những hóa đơn, biên lai nộp thuế của ông Ngọc. Pháp luật cũng quy định, khi nhà nước thu hồi đất thì phải đền bù thỏa đáng cho người sử dụng đất.

Đồng thời, theo căn cứ này, diện tích ông Ngọc đang sản xuất không phải là đất công ích theo kết luận của chính quyền các cấp tỉnh Hà Nam.

Thứ ba, về quy định giao đất nông nghiệp, diện tích đất mà gia đình gia đình ông Ngọc sử dụng, canh tác đủ điều kiện để tiếp tục giao cho ông Ngọc sử dụng, phần vượt quá hạn phải được Nhà nước cho ông Ngọc thuê theo quy định của pháp luật về đất đai.

Gần 30 năm sử dụng đất, đã nhiều lần ông Ngọc có đơn xin thuê đất, kể cả lập dự án trang trại nhưng không được huyện Duy Tiên chấp nhận!

Cụ thể là vào năm 2000, ông Ngọc đã xây dựng Đề án "Xây dựng mô hình trang trại đa canh (lúa, cá, gia cầm) trên vùng đất trũng xã Tiên Tân". Thế nhưng, khi ông đệ trình thì bị chính quyền xã và huyện thì bị từ chối.

Năm 2008, gia đình ông Ngọc lại xây dựng đề án cải tạo, xây dựng khu kinh tế trang trại kết hợp du lịch sinh thái tại vị trí nói trên. Một lần nữa, tờ trình này lại bị từ chối mà không có lý do!

Như vậy, việc các cấp chính quyền cho rằng diện tích đất thu hồi của gia đình ông Lê Hồng Ngọc là đất công ích là sai sự thật, trái với quy định của pháp luật về đất đai. Do đó, việc xác định ông Ngọc là người sử dụng đất là đúng theo quy định của pháp luật.

Đơn khiếu nại của ông Lê Hồng Ngọc gửi đến Báo Dân trí
(Ảnh: Vũ Văn Tiến)

Tiếp tục khiếu kiện đòi công lý

Sau những kết luận không thỏa đáng của UBND huyện Duy Tiên và UBND tỉnh Hà Nam, gia đình ông Lê Hồng Ngọc tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan cấp trên. Cùng với sự phản ánh mạnh mẽ của báo chí, các cơ quan chức năng đã vào cuộc để làm sáng tỏ vấn đề, giải quyết dứt điểm sự việc.

Đích thân Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã có văn bản chỉ đạo Thanh tra Chính phủ (TTCP) đôn đốc UBND tỉnh Hà Nam đối thoại với gia đình ông Ngọc.

TTCP cũng chỉ đạo, thành phần tham gia đối thoại gồm: UBND tỉnh Hà Nam và các cơ quan chức năng của địa phương, TTCP, đại diện Trụ sở tiếp công dân của T.Ư Đảng và Nhà nước, các cơ quan ngôn luận, gia đình ông Lê Hồng Ngọc và luật sư của gia đình ông Ngọc (nếu có).

Công văn của Văn phòng Chính phủ chỉ đạo giải quyết vụ việc
(Ảnh: Vũ Văn Tiến)

Tuy nhiên đến nay, vụ việc trên vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, nên gia đình ông Ngọc vẫn phải đôn đáo đi gõ cửa các cơ quan chức năng để tìm công lý cho gia đình mình. Đồng thời, ông Ngọc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm vào cuộc: Thanh tra, kiểm tra toàn bộ quy trình thu hồi đất của gia đình ông; xử lý nghiêm minh các cá nhân có vi phạm trong quá trình thực hiện việc thu hồi đất của gia đình ông Ngọc.

Theo luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết: Theo tài liệu và các căn cứ pháp lý chứng minh gia đình ông Ngọc đã sử dụng ổn định diện tích đất tại khu Đồng Leo, xã Tiên Tân từ trước năm 1989, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. Không có bất kỳ một văn bản nào cho thấy gia đình ông Lê Hồng Ngọc nhận khoán diện tích đất này với UBND xã. Quá trình thu hồi đất, thực hiện giải phóng mặt bằng đối với gia đình ông Ngọc có nhiều điểm trái với các qui định của pháp luật về quản lý đất đai.

Gần 30 năm canh tác trên mảnh đất tự khai hoang, gia đình ông Ngọc vẫn nộp sản phẩm, thuế sử dụng đất đầy đủ và hoàn toàn không có tranh chấp. Điều này căn cứ vào những phiếu thu, biên lai thu tiền thuế nông nghiệp, thủy lợi phí…

Năm 2009, UBND huyện Duy Tiên triển khai dự án làm tuyến đường trục xã Tiên Tân, trong đó quyết định thu một phần diện tích đất trồng lúa của gia đình ông Ngọc là 5023 m2 với số tiền đền bù là: 2.294.611 đ (Hai triệu hai trăm chín tư ngàn sáu trăm mười một đồng), giá tiền không bằng đàn vịt ông đang nuôi đẻ trứng một đêm là hết sức phi lý, không đúng pháp luật.

Vũ Văn Tiến


Dù kinh tế khó khăn nhưng nhiều dự án căn hộ vẫn tiếp tục xây dựng để bán. Trong ảnh: Chung cư Quang Thái (TPHCM)
Dù thực tế nhiều dự án căn hộ, nền đất đã lên kế hoạch ra mắt sau Tết Nhâm Thìn, thế nhưng diễn biến của thị trường không thuận lợi. Gần đây, nhiều tín hiệu tích cực từ tình hình kinh tế nói chung, đã giúp các chủ dự án tự tin hơn trong việc tung sản phẩm ra bán.

Căn hộ nhiều ưu đãi

ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, cho biết đầu tháng 4, công ty sẽ mở bán thử nghiệm 100 căn hộ diện tích 65 - 70 m², giá 14 triệu đồng/m² tại quận Bình Tân, gần khu vui chơi giải trí Đầm Sen. Căn hộ sẽ có giá khoảng 1 tỉ đồng. Theo ông Nghĩa, công ty sẽ có những chính sách hỗ trợ thêm để kích cầu: Khách đóng 50% giá trị căn hộ sẽ được nhận nhà, số tiền còn lại chủ đầu tư cho vay trả góp trong 5 năm với lãi suất cố định chỉ khoảng 12%/năm. Ông Nghĩa cũng cho biết doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn 240 tỉ đồng cho khách hàng vay mua căn hộ. Nếu mua nhà trả góp, mỗi tháng khách hàng đóng 10 - 11 triệu đồng và có nhà ở ngay…

Cách dự án trên không xa, Công ty Phúc Bảo Minh cũng đang lên kế hoạch tung ra hơn 600 căn hộ nằm trên đường Lương Minh Nguyệt, quận Tân Phú với giá bán dự kiến chỉ khoảng 11,5 đến 13 triệu đồng/m². Theo người của công ty này, giá bán căn hộ tăng hay giảm trong biên độ ở trên sẽ phụ thuộc vào tình hình lãi suất. Nếu lãi suất giảm, giá bán sẽ nhích lên; còn tình hình lãi suất như hiện nay, giá bán và tiến độ thanh toán (đưa trước từ 20% đến 30% giá trị căn hộ, phần còn lại trả góp trong khoảng thời gian từ 24 đến 36 tháng) bảo đảm hấp dẫn người mua. Với diện tích căn hộ trung bình ở đây chỉ từ 60 m² đến 80 m², khách hàng chỉ cần chưa đến 300 triệu đồng trả trước, mỗi tháng chỉ cần tích lũy hơn 15 triệu đồng là xem như có căn hộ...

Môi giới trông ngóng

Ngay khi thị trường chỉ mới có thông tin Công ty Minh Tuấn sẽ chào bán dự án đất nền tại đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9), lập tức các công ty môi giới nhà đất đã bắt đầu chộn rộn, thậm chí một số "cò" đất sẵn sàng trực chiến tại khu đất. Theo một cò nhà đất, do đây là dự án đất nền nằm ở vị trí khá đẹp, đối diện với sân golf Rạch Chiếc, hai mặt giáp đường hiện hữu khá lớn, một mặt giáp sông nên khách hàng rất quan tâm. Dự án có tổng diện tích khoảng 8 ha, trong đó tổng diện tích đất nền khoảng 40%, phần còn lại là đường nội bộ, cây xanh và công trình phúc lợi công cộng. Theo quy hoạch, dự án có khoảng 300 nền, trong đó hơn 170 nền nhà phố, còn lại là biệt thự. Dự kiến giá bán trung bình từ 11 đến 13 triệu đồng/m².

Dự án Phước Long Spring Town chuẩn bị mở bán đã thu hút sự quan tâm rất lớn của những người có nhu cầu mua để ở, các nhân viên môi giới và giới đầu tư. Đây là dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư Phước Long, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House), Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú và Công ty Cổ phần Bất động sản Dệt May Việt Nam (Vinatex Land) làm chủ đầu tư với diện tích 3,7 ha, tọa lạc tại mặt tiền đường Tăng Nhơn Phú, phường Phước Long B, quận 9. Theo thông tin từ Thuduc House, trong giai đoạn đầu, chủ đầu tư sẽ mở bán khu phố thương mại Antigone với 38 nền nhà phố liên kế có sân vườn từ 100 đến 176 m2/căn, nằm ngay mặt tiền Tăng Nhơn Phú, thuận lợi cho việc an cư và kinh doanh với mức giá khoảng 22 - 25 triệu đồng/m².

Còn Công ty Địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn (đơn vị phân phối) đã chính thức mở bán lần 2 căn hộ tại dự án Quang Thái Apartment, đường Lý Thánh Tông, quận Tân Phú. Mở bán đợt này, Công ty Hoàng Anh Sài Gòn cho biết sẽ đưa ra chính sách bán hàng "khủng" khi chỉ cần thanh toán 50% là có thể nhận nhà; 50% còn lại, khách hàng sẽ thanh toán trong vòng 2 năm…

Sau những hứng khởi của thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua, nhiều chủ dự án tại TPHCM đang chờ dòng tiền mới lại một lần nữa được đổ vào thị trường nhà đất để giúp các dự án thoát khỏi tình hình bi đát hiện nay.


Bài và ảnh: Tường Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét